Nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 60 - 61)

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng Các cơ sở dạy nghề ở các huyện đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu

2.3.1.2. Nguyên nhân

Đạt được những kết quả trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở các chủ trương, chính sách đó Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh đã cụ thể bằng nhiều chính sách, chủ trương khuyến khích phát triển làng nghề. Từ năm 2003 UBND tỉnh đã hình thành quỹ khuyến công, từ 2002 - 2007 đã trích ngân sách hỗ trợ 15 tỷ đồng, thực hiện nhiều hoạt động khuyến công, đã đào tạo được 18 nghề với 11.479 lao động [45]. UBND tỉnh phê duyệt đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển TTCN, xây dựng làng nghề, thành lập Trường dạy nghề TTCN, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề giai đoạn 2001 - 2005. UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thời kỳ 2001- 2010, quy định các chính sách khuyến khích phát triển TTCN, nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh,... Từ 2004 đến 2007 UBND tỉnh đã thưởng cho 33 làng nghề 990 triệu đồng [45]. Ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương đã hỗ trợ 18,750 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh là 3,9 tỷ) cho 21 làng nghề xây dựng kết cấu hạ tầng (theo báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư Nghệ An - 2008).

Thứ hai, các cấp uỷ Đảng và chính quyền ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí phát triển nghề và làng nghề trong mối quan hệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đã tích cực xây dựng các chương trình, các đề án phát triển sản xuất, huy động mọi tiềm lực, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển. Các huyện, thành, thị đã xây dựng đề án phát triển công nghiệp-TTCN và làng nghề. Một số địa phương ban hành nghị quyết hoặc chỉ thị của cấp uỷ về phát triển TTCN và làng nghề như TP. Vinh, các huyện: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Nam Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu,… Ngoài các

chính sách của tỉnh, hầu hết các địa phương đã có những chính sách khuyến khích phát triển TTCN và xây dựng làng nghề trên địa bàn như Diễn Châu, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Anh Sơn,... [32].

Thứ ba, nhờ sự phát triển của kinh tế, những kết quả do nhiều chương trình đưa lại, kết cấu hạ tầng ngày càng được cải thiện, thuận tiện cho giao lưu buôn bán trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)