Thực trạng làng nghề Nghệ An giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 42 - 43)

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng Các cơ sở dạy nghề ở các huyện đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu

2.2.1.Thực trạng làng nghề Nghệ An giai đoạn 2001-

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV (2001) đề ra nhiệm vụ "chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, tạo nhiều ngành nghề mới",... "đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm nội tỉnh, làm cho công nghiệp tác động mạnh vào nông nghiệp và nông thôn, tăng khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm và phân công lại lao động, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá",... "khuyến khích phát triển các DNTN, CT. TNHH, công ty cổ phần chăm lo phát triển TTCN, khôi phục và phát triển mô hình HTX, các làng nghề chế biến nông, lâm thuỷ hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu" [10, tr.32-42].

Trên cơ sở Nghị Quyết Đại hội XV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành một số nghị quyết liên quan đến phát triển làng nghề (phụ lục 6), đặc biệt là Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 8 tháng 8 năm 2001 về phát triển công nghiệp, TTCN, xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010 (viết tắt là NQ 06). NQ 06 nêu rõ:

... tập trung phát triển mạnh TTCN nhằm sử dụng lực lượng lao động nông nhàn và chuyển dần lao động nông nghiệp sang sản xuất TTCN. Lựa chọn khôi phục một số ngành nghề TTCN đã có, mạnh dạn du nhập các nghề mới. Mở lớp

truyền nghề, đào tạo nghề để sản xuất hàng TTCN với phương thức tổ chức khác nhau: hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ). Phấn đấu đến năm 2005, nhiều làng có nghề, mỗi huyện đồng bằng và vùng núi thấp, thị xã Cửa Lò, TP. Vinh có từ 3 đến 4 làng nghề, phố nghề mới; tập trung vào các ngành sản xuất đỗ gỗ gia dụng và đồ gỗ, đá mỹ nghệ, sản xuất hàng cói, mây tre đan, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, sữa chữa phương tiện vận tải, chế biến nông lâm sản, hải sản, thực phẩm,... Các huyện vùng núi cao khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm và những nghề mà địa phương có điều kiện. Phấn đấu đến năm 2005 GTSX TTCN đạt 950-1.000 tỷ đồng, trong đó giá trị xuất khẩu đạt ít nhất 8 triệu USD. Bình quân hàng năm chuyển dịch ít nhất 1,6-1,8 vạn lao động sang sản xuất TTCN... [39, tr. 8-9].

Thực hiện NQ 06, UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh gồm các thành viên là giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, trong đó thường trực Ban chỉ đạo là Sở Công nghiệp. ở các huyện, thành, thị cũng thành lập ban chỉ đạo thực hiện NQ 06 của địa phương, giao cho một đồng chí phó chủ tịch UBND làm trưởng ban và thành lập tổ chuyên viên giúp việc. NQ 06 được phổ biến và triển khai thực hiện đến tận phường, xã, tương đối đồng bộ, tạo nên sự chuyển biến đáng kể trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công nghiệp, TTCN, làng nghề.

Trên cơ sở NQ 06, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản (phụ lục 6) và các ngành, các địa phương đã cụ thể hoá thành các chương trình, đề án. Do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề phát triển nhanh hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 42 - 43)