Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 84 - 93)

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng Các cơ sở dạy nghề ở các huyện đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu

3.2.10. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về phát triển làng nghề

dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện của hộ gia đình và cơ sở sản xuất.

3.2.10. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về phát triển làng nghề nghề

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề, tỉnh và các ngành cần cụ thể thành chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh nhưng không được trái với quy định chung.

Chính sách về thuế

Thực hiện triệt để các chính sách ưu đãi về thuế đối với các cơ sở kinh doanh, hộ cá thể sản xuất ngành nghề nông thôn như: thuộc lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ); miễn giảm thuế xuất nhập khẩu (tại Nghị định 49/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu); các cơ sở ngành nghề nông thôn và làng nghề được phép khai thác tài nguyên phục vụ sản xuất, chế biến được miễn, giảm thuế tài nguyên theo quy định (tại Nghị định 68/1998/NĐ-CP ngày 3/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên).

Chính sách hỗ trợ tài chính

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các cơ sở ngành nghề nông thôn và làng nghề như:

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn;

- Hoạt động nghiên cứu, xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn;

- Hoạt động thông tin tuyên truyền; bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; tư vấn và dịch vụ; triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm, tiếp thị và tìm kiếm thị trường trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn và làng nghề.

- Hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề của các cơ sở ngành nghề nông thôn; đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

Thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư; các chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình xúc tiến thương mại, và các chương trình lồng ghép khác để thực hiện các chính sách hỗ trợ trong các lĩnh vực ngành nghề nông thôn và làng nghề.

Chính sách về ưu đãi đầu tư và tín dụng

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề; các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư, được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm (theo quy định tại quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ), được hưởng các chính sách tín dụng đầu tư của nhà nước.

- Thực hiện các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề nông thôn và làng nghề, ban hành cơ chế ưu đãi đầu tư vào một số địa bàn vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và ở một số ngành nghề sản xuất hàng xuất khẩu.

Chính sách về đất đai

- Các cơ sở ngành nghề nông thôn và làng nghề được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định (tại Nghị định số 142/2005/NĐCP ngay 14/11/2005 của Chính phủ; Quyết định 40/2005/QĐ.UBND về giao đất, cho thuê đất).

- Thực hiện công khai minh bạch các quy hoạch sử dụng đất, các chính sách ưu đãi trong thuê đất, ưu đãi về giá thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất của nhà nước và địa phương cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng cho nhà đầu tư.

- Khi di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch, cơ sở ngành nghề nông thôn được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời theo quy định (tại Quyết định số 74/2005/QĐTTg ngày 06/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ).

Kết luận

Nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. Làng nghề nước ta đã hình thành và phát triển lâu đời trong lịch sử. Hiện nay phát triển làng nghề là một nội dung của CNH, HĐH nông thôn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược kinh tế - xã hội của cả nước. Sự phát triển của làng nghề không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà có ý nghĩa to lớn về văn hoá, xã hội, là một trong những nhân tố giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của mỗi địa phương và của cả dân tộc.

2. Nhờ những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhất là từ năm 1986, khi nước ta thực hiện sự nghiệp Đổi mới đã tạo ra bước ngoặt quan trọng về phát triển sản xuất nói chung và làng nghề nói riêng. Sự phát triển làng nghề đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế xây dựng đất nước như: tạo việc làm cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương” hạn chế di dân tự do ra thành phố, xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất, văn hoá đầy đủ và phong phú... Tuy nhiên sự phát triển làng nghề ở nước ta đang còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.

3. Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, trong xu thế hội nhập, mở rộng các hoạt động kinh tế, du lịch và giao lưu văn hoá trên toàn thế giới đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển làng nghề. Tuy nhiên sự phát triển của làng nghề cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Để phát triển làng nghề cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về kinh tế, xã hội. Đây là nhiệm vụ to lớn mà Đảng, Nhà nước và các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể và toàn thể nhân dân phải ra sức thực hiện vì mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

4. Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn, dân số đông. Làng nghề ở Nghệ An hình thành sớm và có thời kỳ phát triển khá mạnh. Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển làng nghề. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, làng nghề ở Nghệ An bước đầu đã có bước phát triển nhanh và đạt được những kết quả nhất định. Đến năm 2007 cả tỉnh có 55 làng nghề. Bên cạnh việc khôi phục những nghề truyền thống tỉnh đã du nhập thêm một số nghề mới có sức phát triển nhanh, góp phần tăng kim ngạch xuất

khẩu, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, tạo nguồn thu nhập góp phần nâng cao đời sống, biến những tiềm năng của tỉnh thành hàng hoá, góp phần vào sự tăng trưởng của kinh tế của tỉnh.

Tuy vậy, phát triển làng nghề ở Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế như: số lượng làng nghề còn ít, quy mô nhỏ, sản phẩm tuy chưa phong phú, hầu hết là sản phẩm thông dụng, thị phần hẹp và sức cạnh tranh thấp, nhiều làng nghề đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, thiết bị công nghệ lạc hậu, thiếu vốn sản xuất, ảnh hưởng môi trường sinh thái... Sự phát triển của làng nghề Nghệ An chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và còn khá xa mục tiêu về phát triển làng nghề mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI (2005) đề ra đến năm 2010 cả tỉnh có 100 làng nghề [11]. Để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi phải có thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Danh mục Tài liệu tham khảo

1. Báo Khoa học và Đời sống (2003) số 29.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện công nhận sản phẩm thủ công truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống.

3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê (2006), Điều tra Lao động-Việc làm giai đoạn 2001-2005.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 116/2006/TT- BNN Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ “Về phát triển ngành nghề nông thôn".

5. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn.

6. Cục Thống kê Nghệ An (2005), Kết quả tổng điều tra làng nghề và làng có nghề Nghệ An năm 2004.

7. Cục Thống kê Nghệ An (2007), Niên giám thống kê 2007.

8. Đặng Ngọc Dinh (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đỗ Quang Dũng (2006), Phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

10. Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nhà in Báo Nghệ An.

11. Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nhà in Báo Nghệ An.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Đại - Trần Văn Luận (1997), Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước

Châu á và Việt Nam.

16. Nguyễn Đình Gấm (2003), Những vấn đề tâm lý xã hội trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Học viện Tài chính (2004), Hoàn thiện các giải pháp kinh tế - tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng ĐBSH, Đề tài khoa học.

18. Mai Thế Hởn (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng ven thủ đô Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

19. Http://www.artexport.com.vn (2008), Mục tiêu phát triển hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến 2010.

20. Http://www.tapchicongsan.org.vn (2008), Vốn đầu tư 6 tháng đầu năm 2008.

21. Http://www.vasc.com.vn (2008), Mật độ dân số Việt Nam gần gấp đôi mật độ dân số Trung Quốc.

22. Vũ Kiểm (2008), Phát triển làng nghề nông thôn ở tỉnh Thái Bình, http://www.nhandan.com.vn.

23. Liên minh Hợp tác xã Nghệ An (2007), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện xây dựng và phát triển làng nghề theo mục tiêu Nghị quyết 06/ nq.tu.

24. Ngành nghề nông thôn Việt Nam (1998), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Hữu Nghĩa (2008), "Xuất khẩu trực tiếp, Đức Phong vững lái ra biển lớn",

Bản tin Công nghiệp Nghệ An.

26. Nguyễn Thị Nhiễu (2008), Sản phẩm làng nghề của Hà Tây trong bức tranh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, http://www. tapchicongsan. 27. Bùi Bíc Phương (2008), Nâng cao hơn nữa tỷ trọng buôn bán của Việt

Nam với Nhật Bản, http://tapchithuongmai.vn

28. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình CNH, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Minh Phượng (2004), Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nghề của hộ nông dân ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I.

30. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

31. Sở Công nghiệp Nghệ An (1999), Lịch sử Công nghiệp Nghệ An.

32. Sở Công Thương Nghệ An (2008), Báo cáo đánh giá nửa nhiệm kỳ thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI về phát triển công nghiệp.

33. Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An (1998), Nghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An, Nxb Nghệ An.

34. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An (2008), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 07 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển dạy nghề.

35. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An (2007), Đề án xây dựng mô hình nông thôn mới cấp thông giai đoạn 2008-2009.

36. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An (2007), Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn.

37. Nguyễn Quốc Thịnh (2003), "Giải pháp cho đào tạo nghề TCMN", Tạp chí Thương mại, (28).

38. Nguyễn Thị Hồng Thuý (2008), "Phát triển ngành nghề nông thôn tăng thu nhập cho phụ nữ", Tạp chí Tuyên giáo, (5).

39. Tỉnh uỷ Nghệ An (2001), Nghị quyết 06/ NQ.TU về phát triển công nghiệp, TTCN và xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010.

40. Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2002), Bắc Ninh, thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ NN & PTNT (2002), Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam.

42. Tổng cục Thống kê (2003), Niên giám thống kê 2002, Nxb Thống kê, Hà Nội.

43. Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám Thống kê 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội.

44. Tổng cục thống kê (2008), Báo cáo chính thức kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, http: www.gso.gov.vn.

45. Trung tâm Khuyến công Nghệ An (2008), Báo cáo tổng kết khuyến công 2002-2007.

46. Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2000), Làng nghề phố nghề Thăng Long - Hà Nội, Hà Nội.

47. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2002), Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Nghệ An thời kỳ 2001-2010.

48. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2003), Quyết định số 70/2003/QĐ.UB ngày 07/ 8/2003 về việc ban hành quy định tạm thời về làng nghề TTCN tỉnh Nghệ An.

49. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2004), Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản tỉnh Nghệ An thời kỳ 2004 – 2015.

50. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2006), Chương trình phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2006-2010.

51. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2006), Đề án tổ chức Ban nông nghiệp và PTNT cấp xã.

52. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2006), Quyết định số 93/2003/QĐ.UB quy định về tiêu chuẩn làng có nghề, làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

53. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2007), Báo cáo tổng kết 5 năm xây dựng và phát triển mô hình làng nghề theo Nghị quyết 06/ NQ.TU (Khoá XV) của Tỉnh uỷ Nghệ An.

54. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

55. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2007), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2007 và kế hoạch phát triển năm 2008.

56. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2008), Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Nghệ An đến 2020.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)