Những yếu kém

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 61 - 64)

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng Các cơ sở dạy nghề ở các huyện đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu

2.3.2.1. Những yếu kém

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng và có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhưng sự phát triển làng nghề ở Nghệ An còn có nhiều yếu kém, khó khăn:

Thứ nhất, số lượng làng nghề chưa nhiều, quy mô làng nghề còn nhỏ. Sự phát triển của làng nghề còn thiếu ổn định, bền vững do thị trường chưa được mở rộng. Hầu hết sản phẩm làng nghề của Nghệ An tiêu thụ trong vùng, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là mây tre đan thì thị trường phụ thuộc vào các doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp trong tỉnh chưa đủ năng lực xuất khẩu trực tiếp phải phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn ở ngoài tỉnh. Do đó sản xuất kinh doanh của các làng nghề bị động, phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào đơn đặt hàng của các doanh nghiệp này.

Thứ hai, số ngành nghề ít, sản phẩm chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc sắc. Chưa hình thành được sản phẩm mũi nhọn có tính ổn định, giá trị cao chiếm lĩnh được thị trường. Sản phẩm tham gia xuất khẩu còn nghèo nàn về chủng loại. Hầu hết các sản phẩm làng nghề Nghệ An còn đơn giản, giá trị kinh tế không cao.

Thứ ba, hầu hết các làng nghề đều gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Điều này đặt ra vấn đề nếu tiếp tục phát triển sản xuất thì ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, càng ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Thứ tư, số doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề còn ít. Quy mô các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình ở các làng nghề còn quá nhỏ bé. Điều tra tháng 4/2004 ở thành phố Vinh cho thấy rất nhiều hộ chỉ sử dụng 2-3 lao động thường xuyên; các HTX, doanh nghiệp ngoài quốc doanh bình quân sử dụng 20 lao động thường xuyên. Số cơ sở sử dụng 100 lao động trở lên còn rất ít, chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 3% trong tổng số các doanh

nghiệp (báo cáo phòng Kinh tế thành phố Vinh). Năng lực quản lý của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề yếu. Hầu hết các doanh nghiệp đều phát triển từ trực tiếp làm nghề, không được đào tạo một cách bài bản, nên thiếu những khả năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập. Do vậy các doanh nghiệp chưa có khả năng xuất khẩu trực tiếp, thông tin thị trường nhờ vào các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Ngoài ra các doanh nghiệp còn thiếu sự liên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho các hộ gia đình sản xuất nghề.

Thứ năm, về đội ngũ lao động làm nghề trình độ còn thấp, số lượng còn ít. Số thợ có trình độ tay nghề cao trong các làng nghề ít, thiếu đội ngũ thợ giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân làm nòng cốt truyền nghề. Hiện nay, ở hầu hết các làng nghề đội ngũ thợ chủ yếu được đào tạo qua hình thức kèm cặp, thời gian đào tạo ngắn.

Thứ sáu, thu nhập từ nghề đưa lại còn thấp, chưa cạnh tranh được với nghề nông và các hoạt động khác, lại không ổn định nên người dân chưa thiết tha làm nghề, có xu hướng chuyển đổi sang nghề khác có thu nhập cao hơn như làm "cửu vạn", di dân ra thành phố, xuất khẩu lao động.

Thứ bảy, kết cấu hạ tầng tuy đã có bước cải thiện hơn trước đây nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất ở hầu hết các làng nghề. Hầu hết đường sá hẹp, xuống cấp do không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, duy tu. Hệ thống lưới điện được xây dựng đã lâu, chắp vá nên thiếu đồng bộ, không an toàn, chịu tải kém. Mạng thông tin liên lạc ở nông thông nói chung, các làng nghề nói riêng còn kém phát triển,...

2.3.2.2. Nguyên nhân

Những yếu kém trên trong phát triển làng nghề ở Nghệ An do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cả có nguyên nhân từ phía các làng nghề và nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất, nhận thức về phát triển nghề, làng nghề chưa đầy đủ, sâu sắc. Đối với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh việc ban hành các chủ trương, chính sách về phát triển làng nghề chậm hơn so với các tỉnh khác. Một số chủ trương, chính sách chưa được ban hành kịp thời, hoặc ban hành nhưng khó triển khai thực hiện. Cấp uỷ Đảng, chính quyền ở một số huyện, xã chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo phát triển làng nghề. Đối với người dân nông

thôn Nghệ An, nhiều người nôn nóng, thiếu kiên trì chịu khó, thiếu năng động, nhạy bén và sáng tạo, không dám mạo hiểm…

Thứ hai, quản lý nhà nước về làng nghề còn có nhiều bất cập. Chưa có sự thống nhất quản lý nhà nước về làng nghề. Việc có nhiều cơ quan quản lý làng nghề (Liên minh HTX, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT) dẫn tới thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm chính. Do đó việc quản lý vừa chồng chéo lại vừa thiếu, không tập trung được nguồn lực để phát triển làng nghề. Các ngành phối hợp chưa nhịp nhành trong việc quản lý phát triển làng nghề.

Thiếu vai trò của hiệp hội nghề. Đến nay ở Nghệ An mới chỉ thành lập Hiệp hội nghề mây tre đan xuất khẩu (thành lập năm 2004). Tuy vậy hầu như Hiệp hội không có vai trò gì đối với các làng nghề.

Thứ ba, tiêu chí làng nghề của Nghệ An chưa thống nhất với tiêu chí làng nghề chung của cả nước, có những tiêu chí cao hơn. Do đó dẫn tới việc bỏ sót các làng nghề đã đủ tiêu chí theo quy định của Chính phủ.

Thứ tư, hoạt động khuyến công bước đầu đã có những hiệu quả nhất định đối với công nghiệp nông thôn, trong đó có làng nghề. Tuy nhiên tổ chức Khuyến công mới có ở cấp tỉnh, chưa có cấp huyện, cơ sở. Khi triển khai công tác khuyến công xuống cơ sở chủ yếu qua phòng Công Thương cấp huyện, nhưng theo quy định phòng Công Thương cấp huyện không được giao nhiệm vụ này, không có biên chế. Ngành NN&PTNT đã có Ban phát triển NN&PTNT ở các xã, phường, thị trấn nhưng chức danh ủy viên nông lâm làm nhiệm vụ theo dõi kế hoạch sản xuất nông lâm, thủy lợi và ngành nghề nông thôn có nhiệm vụ theo dõi ngành nghề nông thôn. Nhưng với hoạt động không chuyên trách hưởng phụ cấp bằng 0,45 mức lương cơ bản nên không tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao [20]. Chưa có sự phối hợp hoạt động giữa khuyến công của ngành công thương với hoạt động của Ban phát triển NN&PTNT ở các xã, phường, thị trấn.

Thứ năm, kết cấu hạ tầng tuy đã có bước cải thiện hơn trước đây nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất ở hầu hết các làng nghề. Hầu hết đường sá hẹp, xuống cấp do không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, duy tu. Hệ thống lưới điện được xây dựng đã lâu, chắp vá nên thiếu đồng bộ, không an toàn, chịu tải kém. Mạng thông tin liên lạc ở nông thông nói chung, các làng nghề nói riêng còn kém phát triển,...

Chương 3

Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)