Cải thiện môi trường trong các làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 80 - 82)

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng Các cơ sở dạy nghề ở các huyện đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu

3.2.7. Cải thiện môi trường trong các làng nghề

Trước hết, tiến hành thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong các làng nghề. Đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm cần tổ chức di dời ra khỏi khu dân cư, khu du lịch. Tuy nhiên không phải tất cả các làng nghề đều gây ra ô nhiễm, có một số ngành nghề như mây tre đan, thêu ren, rèn, đúc, cơ khí quy mô nhỏ,vv... có mức độ gây ô nhiễm ít thì tìm biện pháp xử lý môi trường tại chỗ sớm. Những làng nghề gây ô nhiễm lớn bởi nước thải, khí thải thì phải có phương án chuyển vào một khu quy hoạch riêng, có hệ thống xử lý, thoát khí thải, nước thải tập trung để việc xử lý chất thải có hiệu quả và ít tốn kém hơn. Khi đã có khu quy hoạch, tỉnh cần kết hợp các biện pháp khuyến khích về thuế, tiền thuê đất, phí để hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất có thể vào khu quy hoạch được và có điều

kiện phục hồi sản xuất kinh doanh nhanh chóng. Đồng thời, cần dự kiến khả năng phát triển và mức độ gây ô nhiễm của những làng nghề đang tồn tại để có quy hoạch kịp thời.

Khuyến khích và hỗ trợ cho các cơ sở áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của làng nghề.

Cần quy định chế tài và các biện pháp mạnh xử lý những vi phạm, gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, giao cho chính quyền địa phương trực tiếp kiểm tra, xử lý những vi phạm này.

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tình trạng ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường. Trước hết cần thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi, hệ thống truyền thanh ở các địa phương để tuyền truyền rộng rãi đến tận các xã, các làng. Nội dung cần thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường và các quy định pháp luật về quản lý môi trường tại địa phương làm cho người dân và người sản xuất hiểu và nắm rõ hơn để họ có ý thức hơn, trách nhiệm hơn trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.

Xử lý nghiêm những cơ sở, những hộ sản xuất gây ô nhiễm lớn. Phát huy tốt hơn nữa vai trò của cấp xã trong việc xử lý, phạt những người gây ô nhiễm trong các làng nghề.

Thúc đẩy áp dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất mới thân thiện với môi trường hơn. Các làng nghề thường hạn chế về công nghệ và khó khăn về vốn để đổi mới công nghệ. Do đó, thông qua các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ khuyến khích việc sáng chế, cải tiến và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất mới tiết kiệm đầu vào, hiệu suất cao hơn.

Khuyến khích giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm phù hợp về điều kiện kinh tế của người dân (chi phí ít) và phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi làng.

Huy động các nguồn vốn khác nhau để xử lý ô nhiễm môi trường. Xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề có thể được coi là một loại dịch vụ công cộng mà tất cả người dân được hưởng thụ, trong đó người sản xuất được hưởng lợi nhiều hơn. Do đó, Nhà nước thông qua chính quyền địa phương và cơ quan quản lý môi trường xác định những công trình xử lý ô nhiễm chung, có ý nghĩa thiết thực để đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, một số hoạt động xử lý ô nhiễm thường đòi hỏi những khoản kinh phí lớn, nhất là những công

trình hạ tầng xử lý ô nhiễm như hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải chung,... Vì thế, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, cần huy động nhiều nguồn vốn khác nhau. Trước hết là huy động khoản đóng góp của các hộ và các cơ sở sản xuất tại các làng nghề. Ngoài ra huy động nguồn thu từ phí môi trường, phí xử phạt hành chính các cơ sở gây ô nhiễm. Như vậy vừa giảm bớt được gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vừa phát huy được ý thức và trách nhiệm của người dân trong giải quyết ô nhiễm môi trường của chính mình. Điều này rất cần hoạt động có hiệu quả của chính quyền cấp xã, thôn nơi có làng nghề.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các nguồn thải ra môi trường của các cơ sở sản xuất và làng nghề; kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hệ thống xử lý chất thải các dự án đã hoạt động, kịp thời phát hiện và xử lý các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ người lao động và cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)