Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số tỉnh 1 Tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 25 - 26)

1.3.1. Tỉnh Thái Bình

Đến nay, tất cả 285 xã, phường, thị trấn của Thái Bình đều có hoạt động ngành nghề, trong đó 125 xã có làng nghề truyền thống như dệt vải, đan chiếu, làm hàng mây tre, thêu ren,... tồn tại từ lâu đời, xen kẽ với những làng có nghề mới du nhập như đan túi sợi,

sản xuất lưỡi câu, đan lưới ni lông, chiếu trúc, đá mỹ nghệ... Số làng nghề tăng từng năm, đến năm 2007 toàn tỉnh 210 làng nghề (theo số liệu của Sở Công Thương Thái Bình). Năm 2001, GTSX công nghiệp của các làng nghề đạt 900 tỷ đồng, chiếm 30% trong GTSX công nghiệp của tỉnh, năm 2007 đã tăng lên 35%. Hoạt động nghề và làng nghề đã tạo việc làm cho hơn 163.000 người, thu nhập ổn định từ 450.000 - 500.000 đồng/người/tháng. Đã xuất hiện hàng trăm doanh nghiệp trong các làng nghề. Việc phát triển làng nghề đã góp phần làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực. Năm 2000, cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông nghiệp 53%, công nghiệp - xây dựng 14,75%, thương mại, dịch vụ và 31,5%, đến năm 2006 tương ứng là 40%, 25,59% và 34,5%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 là 3,19%, đến năm 2007 tăng lên 11,51% [22].

Để khuyến khích phát triển làng nghề, tỉnh Thái Bình đã thực hiện một số giải pháp: - Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.

- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng để tạo nên sức hút đầu tư, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có công nghệ phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động

- Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào phát triển kinh tế như: Cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 25 - 26)