Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 76 - 79)

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng Các cơ sở dạy nghề ở các huyện đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu

3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Muốn phát triển làng nghề, phải có đội ngũ lao động. Do đó phải tăng cường công tác đào tạo, bao gồm đào tạo lao động làm nghề, thợ giỏi, nghệ nhân, chủ hộ, các doanh nghiệp, cán bộ quản lý của địa phương. Coi đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội như Nghị quyết Trung ương 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), kết luận Hội

nghị TW6 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đã xác định. Trước hết các ngành, các cấp, các đoàn thể và các tổ chức xã hội quán triệt và có nhận thức đúng đắn đối với công tác đào tạo nghề.

Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các thành phần kinh tế cùng tham gia. Trước mắt, các làng nghề cần chủ động đào tạo tay nghề cho người lao động. Việc đào tạo nghề và đào tạo nâng cao tay nghề phải xuất phát từ đặc điểm và nhu cầu của địa phương. Thực tế triển khai các chương trình đào tạo nghề từ kinh phí khuyến công của tỉnh cũng như khuyến công quốc gia cho thấy nhiều địa phương tổ chức đào tạo nghề nhưng không xuất phát từ đặc điểm cụ thể của địa phương mình nên không tổ chức sản xuất được sau đào tạo. Để chất lượng lao động tốt hơn, đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu thị trường, cần có sự kết hợp các hình thức và sự tham gia của các thành phần kinh tế trong quá trình đào tạo. Có thể áp dụng các hình thức sau:

- Dạy nghề theo lối truyền nghề: tổ chức lớp và mời các nghệ nhân hoặc thợ giỏi ở địa phương và các nơi khác đến dạy nghề. Khuyến khích hình thức học nghề trực tiếp tại chính các cơ sở sản xuất của làng nghề phù hợp với đặc thù nghề truyền thống của địa phương.

- Phát triển các trung tâm dạy nghề của tư nhân và Nhà nước để tăng nhanh số lượng lao động tay nghề, đáp ứng nhu cầu và mở rộng phát triển các nghề truyền thống.

- Kết hợp với các trường đại học trên địa bàn mở lớp nâng cao trình độ kỹ thuật và trình độ mỹ thuật cho các thợ giỏi, nhất là công tác thiết kết mẫu mã sản phẩm

- Thông qua các hiệp hội, các quỹ phát triển để mở lớp và tạo nguồn kinh phí đào tạo. Đây là hình thức cần được khuyến khích phát triển để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề, nhất là đối với lực lượng lao động trẻ..

- Khuyến khích các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, nghề nghiệp, hội kinh tế, kỹ thuật, nghề nghiệp (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,…) mở lớp đào tạo nghề. Ngoài hình thức đào tạo, truyền nghề cần tăng cường tập huấn chuyển giao kỹ thuật…

- Thông qua các hình thức phổ biến kiến thức học nghề từ xa qua hệ thống thông tin đại chúng như đài, báo, sóng phát thanh truyền hình tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động.

- Tăng chính sách ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề giỏi, các chuyên gia dạy nghề và truyền nghề. Trong làng nghề truyền thống, các thợ giỏi, nghệ nhân có vai trò quyết định đối với việc duy trì và phát triển nghề. Hiện nay, Nghệ An chưa phong tặng được nghệ nhân nào. Do đó ở một chừng mực nhất định đã làm giảm tâm huyết của những người có công trong trong việc truyền nghề. Vì vậy, cần xây dựng quy chế công nhận thợ giỏi, nghệ nhân của tỉnh và thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân. Hàng năm hoặc vài năm cần tổ chức xét và công nhận trao tặng danh hiệu cao quý tôn vinh nghề nghiệp cũng như thưởng vật chất xứng đáng cho những người thợ giỏi, nghệ nhân, những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho phát triển làng nghề.

- Tăng tỷ lệ cho đào tạo nghề từ các nguồn trong chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, từ chương trình dạy nghề cho người lao động nông thôn của tỉnh. Ngoài các nguồn kinh phí từ ngân sách, khai thác các nguồn kính phí từ các tổ chức, các nhà tài trợ nước ngoài, các doanh nghiệp và khu vực dân cư để tổ chức nhiều hình thức dạy nghề.

- Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Cần phải trang bị cho thợ thủ công các kiến thức văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật tương xứng với trình độ chung trong xã hội, đồng thời phải trang bị cho họ những kiến thức về thẩm mỹ, kỹ năng, kỹ xảo phù hợp với nghề, trong đó hết sức chú trọng đào tạo thợ bậc cao, giáo viên dạy nghề, người sáng tác mẫu và thợ phục chế.

- Mở rộng và nâng cấp các trung tâm dạy nghề các huyện để tăng quy mô đào tạo nghề. Trong đó đặc biệt chú ý tới các nghề có xu hướng phát triển mạnh. Tập trung chủ yếu đào tạo những kiến thức thiết thực cho việc phát triển của làng nghề thủ công. Cần hỗ trợ xây dựng và phát triển một vài cơ sở đào tạo cho làng nghề cho các vùng miền núi, vùng các huyện phía tây. Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa truyền nghề trực tiếp với đào tạo cơ bản. Đối với những nghề đòi hỏi kỹ thuật hơn như thêu, khảm, kim hoàn, đúc đồng... nhất thiết phải có quy trình đào tạo công phu.

- Đối với các chủ hộ và chủ doanh nghiệp, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, kiến thức kinh tế thị trường. Nội dung và hình thức đào tạo cần tập trung vào những vấn đề mới như cung cấp thông tin, những kiến thức cập nhật, phương thức quản lý tiên tiến và đặc biệt là kiến thức của nền kinh tế thị trường. Việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các chủ doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu

thị trường. Nội dung đào tạo bồi dưỡng cần đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến hệ thống luật pháp có liên quan đến tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống. Bởi vì nhiều doanh nghiệp trong làng nghề có trình độ hiểu biết luật pháp còn hạn chế, nhất là luật kinh tế và luật lao động...

Có thể đào tạo thông qua một số hình thức sau:

- Mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho các chủ doanh nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, kế toán, thị trường, tiếp thị...

- Đào tạo bồi dưỡng kiến thức thông qua hình thức mở các câu lạc bộ. Với phương thức này, các chủ doanh nghiệp vừa tiếp thu được kiến thức, vừa học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, đồng thời tìm kiếm bạn hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)