Dự báo thị trường sản phẩm làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 65 - 66)

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng Các cơ sở dạy nghề ở các huyện đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu

3.1.2. Dự báo thị trường sản phẩm làng nghề

Sản phẩm làng nghề của Việt Nam, đặc biệt là hàng TCMN có năng lực cạnh tranh do có những lợi thế so sánh. Xuất khẩu sản phẩm TCMN mang lại giá trị gia tăng lớn, vì thế được coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong những năm tới. Định hướng chiến lược của Chính phủ đề ra đối với hàng TCMN là phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN phải đạt 1,5 tỷ USD. Tuy vậy hiện nay nhóm hàng này của nước ta chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ, 1,7% của Nhật Bản và 5,4% của EU. Như vậy, nếu so với định mức an toàn về tranh chấp thị trường xuất khẩu các mặt hàng TCMN của nước ta vào các thị trường này vẫn còn nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, còn có thể khai thác thêm thị trường Ca-na- đa, Hồng Kông, Trung Đông, Nga và các thành viên mới của EU [26]. Thị trường EU có nhu cầu rất lớn về mặt hàng TCMN. Những năm qua, EU đã nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD sản phẩm TCMN của Việt Nam. Bộ Công Thương nhận định, trong tương lai, EU vẫn là thị trường đầy hứa hẹn. Mục tiêu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN vào EU đạt trên 600 triệu USD. Tại Hoa Kỳ, các sản phẩm sơn mài, bình tre, mành trúc, ghế mây tre, mành tre, bình phong tre, giỏ lục bình… của Việt Nam rất được ưa chuộng; có nhu cầu nhập khẩu hàng TCMN rất cao, với kim ngạch lên đến 13 tỷ USD /năm.

Nhật Bản cũng là thị trường đầy tiềm năng nhưng lại đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Thực tế cho thấy, các mặt hàng TCMN của ta hoàn toàn có khả năng chinh phục thị trường Nhật Bản, tuy nhiên phải đổi mới cách thức bán hàng, giới thiệu sản phẩm để người tiêu dùng Nhật Bản dễ tiếp nhận hơn. Tại Nhật Bản, khách hàng rất ưa chuộng mặt hàng gỗ, hộp đan bằng mây, rổ mây, giỏ mây, bát đĩa tre, khay đan bằng mây… của Việt Nam. Người Nhật Bản không chỉ coi trọng giá cả của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, mà còn rất chú trọng sự đa dạng và tính hữu ích của sản phẩm, nhưng đây lại là điểm yếu của sản phẩm TCMN Việt Nam [27].

Đối với thị trường trong nước, phần tiêu thụ nội địa sẽ có xu hướng giảm xuống và phần xuất khẩu tại chỗ sẽ có xu hướng tăng lên đáng kể do lượng khách du lịch vào nước

ta ngày càng nhiều. Căn cứ vào kết quả điều tra của JICA về xác định thị trường mục tiêu trong tương lai thì có thể dự báo tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm các làng nghề tại các thị trường trong nước năm 2010 như sau: Thị trường Hà Nội chiếm tỷ trọng khoảng 26-30%, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 23-25%, thị trường Hải Phòng chiếm 8-10%, thị trường Đà Nẵng chiếm 6-7%, các địa phương khác chiếm 32 - 35%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)