Tình hình môi trường trong các làng nghề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 53 - 55)

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng Các cơ sở dạy nghề ở các huyện đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu

2.2.1.9.Tình hình môi trường trong các làng nghề

Nhìn chung các làng nghề đều gây ô nhiễm môi trường, tuy mức độ khác nhau. Qua khảo sát thực trạng các làng nghề cho thấy các làng nghề chế biến hải sản, nông sản gây ô nhiễm môi trường cao, như làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi (Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu), làng Hải Đông (Diễn Bích, Diễn Châu), làng bún bánh Huỳnh Dương (Diễn Châu), làng Quy Chính (Nam Đàn), làng Vịnh (Thanh Chương). Ngoài ra, các làng nghề mộc dân

dụng, mộc mỹ nghệ, mây tre đan cũng gây ô nhiễm không khí do bụi, dung môi hữu cơ, khí từ lò sấy gỗ, nồi hơi, hoá chất ngâm tẩm gỗ, sơn, keo dán, mùi… nhưng với mức độ chưa nghiêm trọng.

Làng nghề gạch ngói Cừa hàng năm sử dụng khoảng 15.000 tấn than đá và 5.000 ste củi, thải ra một lượng khí rất lớn, môi trường không khí bị ô nhiễm nặng. Nồng độ bụi và khí CO, SO2, NO2 đo được đều vượt TCVN 5397-2005 cho phép.

Tại các làng nghề chế biến hải sản, nông sản, yếu tố gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là nước thải và chất thải rắn. Quá trình phân huỷ nước thải, chất thải rắn sinh ra khí gây mùi như S2O, NH3, tạo mùi hôi thối. Đồng thời nước thải, chất thải rắn không được thu gom, xử lý triệt để bị rò rỉ hoặc thải trực tiếp vào hệ thống mương máng chung gây ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí.

Nhiều làng nghề không có hệ thống thu gom và xử lý rác thải do đó các loại rác như bao gói ni lông, giấy, hộp xốp, chai lọ nhựa... không được thu gom xử lý triệt để. ở những địa phương có hệ thống thu gom rác thải cũng thường chỉ là bãi rác lộ thiên để tập trung rác thải, và vì thế thường hôi thối và có nhiều chuột bọ gây lây truyền dịch bệnh. Tình trạng này gây ra nhiều tác động tiêu cực: dòng chảy tắc nghẽn do rác, nước đọng gây mất vệ sinh và phát sinh mùi hôi thối, các loại động vật truyền bệnh như chuột bọ, ruồi muỗi phát triển. Nước đọng này lại ngấm xuống đất và gây ô nhiễm nguồn nước. hệ thống thoát nước không phù hợp có thể khiến các ao hồ bị các loài cây và cỏ dại che kín, những loài cây này lại còn bắt rễ và gây thêm ô nhiễm cho nguồn nước.

Bảng 2.13: Kết quả phân tích mẫu nước thải tại một số làng nghề

(so sánh với tiêu chuẩn cho phép) TT Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5945- 2005 T1 T2 A B C 1 SS mg/l 97 1530 50 100 200 2 BOD5 mg/l 170 720 30 50 100 3 COD mg/l 268 1010 50 80 400 4 Coliform MPN/100l 36 500 31100 3000 5000 -

Trong đó:

T1 là mẫu nước thải tại mương thải làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi. T2 là mẫu nước thải của hộ gia đình làng nghề bún bánh Huỳnh Dương.

Các mẫu nước thải trên đều có hàm lượng BOD5, COD, coliform vượt tiêu chuẩn nhiều lần so với tiêu chuẩn quy định.

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường - Sở Tài nguyên -Môi trường Nghệ An.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 53 - 55)