Tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 28 - 29)

Năm 2007, Hà Tây có 1.180/1460 làng có nghề, trong đó có 240 làng nghề, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ở nông thôn, đóng góp khá lớn cho GTSX công nghiệp, TTCN toàn tỉnh. GTSX khu vực các làng nghề trong tỉnh đạt khoảng 3.000 tỉ đồng/năm, chiếm gần 40% tổng GTSX công nghiệp, TTCN toàn tỉnh. Có khá nhiều doanh nghiệp làng nghề đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ 1 triệu USD trở lên như: các CT. TNHH mây tre đan Yên - Trường, Tiến Động, Văn Minh, Ngọc Sơn... và có 9 làng nghề có doanh thu đạt 50 tỉ đồng/năm trở lên, trong đó làng nghề mây tre đan Yên Trường (huyện Chương Mỹ), đạt doanh thu 70 tỉ đồng/năm; làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ

Vạn Điểm (huyện Thường Tín) đạt doanh thu 105 tỉ đồng/năm; làng nghề dệt kim, bánh kẹo La Phù (huyện Hoài Đức) đạt doanh thu 340 tỉ đồng/năm.

Để phát triển làng nghề, Hà Tây đã thực hiện nhiều giải pháp:

- UBND tỉnh ban hành tiêu chí làng nghề của tỉnh (Quyết định số 1492/1999/QĐ-UB ngày 3 tháng 12 năm 1999). Tỉnh uỷ ra Chỉ thị số 04/CT-TU ngày 26 tháng 3 năm 2001 về phát triển ngành nghề trên địa bàn tỉnh. Tháng 5-2006, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 04- NQ/TU về phát triển công nghiệp, TTCN đến năm 2010 và định hướng những năm tiếp theo; UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010, định hướng phát triển đến năm 2020; quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn giai đoạn từ năm 2007 – 2010, định hướng phát triển đến năm 2015. Trong 4 năm (2001- 2005), tỉnh đã đầu tư 20 tuyến đường vào các điểm du lịch làng nghề với tổng kinh phí là 25 tỷ. Tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất của các làng nghề TTCN đang tăng lên đáng kể. Trong đó, nguồn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng lên tới 1.080 tỉ đồng, tăng 622 tỉ đồng so với năm 2000.

- Thông qua các quỹ khuyến công quốc gia, quỹ khuyến công của tỉnh hỗ trợ giúp chính quyền các địa phương mở các lớp truyền nghề, dạy nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động. Sở Công nghiệp (nay là sở Công Thương) đã tập trung tuyên truyền, khuyến khích giúp đỡ các doanh nghiệp làng nghề, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, lập dự án xin chủ trương đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật; hướng dẫn tư vấn cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ppt (Trang 28 - 29)