Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang trong thời gian qua chưa thật sự được tốt, dư nợ tín dụng liên tục giảm qua các năm, cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay
tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang giai đoạn 2010 - 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý 3/2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng dư nợ 154.597 100,00 105.503 100,00 66.429 100,00 203.084 100,00
Phân theo thời gian
- Ngắn hạn 126.794 82,02 96.150 91,13 60.981 91,80 140.080 68,98
- Trung hạn 27.803 17,98 9.353 8,87 5.448 8,20 63.004 31,02
Phân theo thành phần kinh tế
- Cá nhân 126.806 82,02 94.501 89,57 62.019 93,36 149.544 73,64
- Doanh nghiệp 27.791 17,98 11.003 10,43 4.410 6,64 53.540 26,36
(Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ của Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang giai đoạn 2010 - 2013)
Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ phân theo thời gian và thành phần kinh tế.
(Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ của Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang giai đoạn 2010 - 2013)
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tín dụng tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang liên tục giảm qua các năm. Năm 2009 dư nợ của Chi nhánh là hơn 280.000 triệu đồng, thì sang năm 2010 dư tín dụng còn 154.597 triệu đồng giảm 125.403 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường kinh doanh năm 2010 không thuận lợi đối với thị trường tài chính tiền tệ. Ở nước ngoài, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài, dường như chưa có lối thoát. Ở trong nước, do nhiều nguyên nhân như: Kinh tế tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng,.. Hoạt động tài chính ngân hàng phải hứng chịu những thử thách lớn, trái chiều diễn ra dồn dập liên quan tới lãi suất, thanh khoản, chất lượng tín dụng của ngành ngân hàng suy giảm nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, NHNA đã tạm dừng cho vay, thắt chặt tín dụng để đảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân hàng khiến cho dư nợ qua các năm liên tục giảm từ năm 2010 đến 2012.
Hiện nay nền kinh tế đã bắt đầu được hồi phục, môi trường kinh doanh có nhiều thuận lợi hơn nhưng đến quý 3/2013 mức tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nam Á - CN Nha Trang khoảng 2,06% với tổng dư nợ đạt 203.084 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng chậm là:
- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qúy III/2013 Tổng dư nợ Ngắn hạn Trung hạn Cá nhân Doanh nghiệp
- Như đã phân tích ở trên, do cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước ngoài tác động xấu tới thị trường tài chính trong nước. Tình hình thanh khoản của Ngân hàng là vấn đề sống còn đối với tất cả hệ thống ngân hàng nói chung và NHNA nói riêng. Để đảm bảo sự thanh khoản của hệ thống, NHNA đã tạm ngưng phát triển tín dụng trong thời gian dài, tập trung huy động vốn để đảm bảo tính thanh khoản và thu hồi nợ xấụ Khi tình hình thanh khoản không còn căng thẳng như trước nữa, Ngân hàng tập trung sang phát triển tín dụng nhưng lúc này việc tăng trưởng tín dụng vô cùng khó khăn, lượng khách hàng hiện hữu còn rất ít, số tiền vay nhỏ. Những khách hàng tốt và có dư nợ lớn đa phần đã qua các ngân hàng khác, việc tiếp cận mời chào về lại NHNA là không thể.
- Chi phí huy động vốn đầu vào thường cao hơn so với các NHTM Nhà nước và các NHTM lớn có uy tín, đẩy lãi suất đầu ra của NHNA khi cho vay lên cao hơn so với các NHTM khác làm giảm khả năng cạnh tranh.
- Quy trình, quy chế cho vay còn chưa tạo điều kiện cho nhiều khách hàng có thể tiếp cận được như: Hồ sơ vay vốn qua nhiều khâu, thời gian giải quyết hồ sơ thường kéo dài do hồ sơ phải qua nhiều bộ phận phê duyệt, tỷ lệ cho vay/Tài sản bảo đảm thấp. Sản phẩm tín dụng chưa đa dạng, mới chỉ tập trung ở những sản phẩm truyền thống như: Cho vay SXKD và cho vay tiêu dùng. Đi sâu vào phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng cho thấy:
Xét theo thời gian: Tỷ trọng nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu dư nợ theo thời gian qua các năm: Năm 2010 tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 82,02% lớn hơn dư nợ cho vay trung hạn là 17,98%. Năm 2011 tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tăng lên 91,13%, tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn là 8,87%. Trong năm 2012 và qúy 3/2013 tỷ trọng dự nợ cho vay ngắn hạn trong cơ cấu dư nợ phân theo thời gian lần lượt là 91,80% và 68,98%, trong khi đó tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn chỉ chiếm 8,2% và 31,02%. Như vậy, trong thời gian qua Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang luôn tập trung cho vay ngắn hạn, đây là chính sách tín dụng hợp lý trong tình hình lãi suất luôn biến động thất thường như hiện naỵ Đồng thời, xét về khía cạnh thời hạn thì những
món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro và nguồn vốn tài trợ đắt hơn, khan hiếm hơn.
Xét theo thành phần kinh tế: Từ bảng số liệu trên ta thấy mức dư nợ cho
vay đối với cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế. Tỷ lệ này cho thấy vị trí quan trọng của hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh trong thời gian qua, cụ thể: Năm 2010 tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân chiếm 82,02% lớn hơn dư nợ cho vay doanh nghiệp là 17,98%. Năm 2011 tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân tiếp tăng lên 89,57%, tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp là 10,43%. Năm 2012 tỷ trọng dự nợ cho vay cá nhân trong cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế là 93,36%, tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp chỉ chiếm 6,64%. Sang năm 2013 tỷ trọng dự nợ cho vay cá nhân trong cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế còn 73,64%, trong khi đó tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng và chiếm 26,36%. Nguyên nhân là những năm gần đây nhiều doanh nghiệp, công ty hoạt động kinh doanh không hiệu quả, dẫn tới ngưng hoạt động thậm chí là phá sản. Chính vì vậy, để hạn chế và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang đã tập trung cho vay khách hàng cá nhân với mục đích: Bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, kinh doanh dịch vụ và cho vay tiêu dùng.