Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nam Á– CN

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 67 - 70)

Nha Trang giai đoạn 2010 – 2013.

2.4.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng

Công tác nhận diện rủi ro tín dụng hiện nay tại ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang đang được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Nhận diện rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang

ạ Nhận dạng từ môi trường kinh doanh

Rủi ro từ môi trường kinh tế không ổn định qua các năm gần đây do sự biến động nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Hệ quả của sự biến động này là tỷ lệ lạm phát tăng làm cho các công ty, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn. Trọng điểm là vào năm 2010 – 2012,

Nhận diện rủi ro Lãi suất Lạm phát Tỷ giá Đối thủ cạnh tranh Môi trường kinh doanh Từ phía ngân hàng Chính sách tíndụng Danh mục tíndụng Công tác thẩm định Từ phía khách hàng Môi trường tự nhiên Năng lực quản lý

khi NHNN bắt đầu thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, các NHTM bắt đầu cho các đợt tăng lãi suất để giải quyết bài toán thanh khoản. Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang cũng bị ảnh hưởng của các đợt tăng lãi suất này do khách hàng luôn so sánh lãi suất giữa các NHTM khác trên cùng địa bàn với lãi suất cho vay đang áp dụng tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang. Đồng thời việc tăng lãi suất đối với những khách hàng cũ có dư nợ lớn làm cho chi phí lãi vay của khách hàng tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Rủi ro từ sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn ngày càng tăng do số lượng chi nhánh các NHTM, các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch,… càng ngày càng tăng cao, mức độ cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt. Để thu hút được khách hàng và gia tăng thị phần đòi hỏi Chi nhánh phải linh hoạt trong chính sách cấp tín dụng, giảm bớt các yêu cầu theo quy định, nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng,…điều này có thể dẫn đến rủi ro cho Chi nhánh.

b. Nhận dạng từ khách hàng

Những ngành nghề chiếm tỷ lệ cấp tín dụng cao của Chi nhánh đang có dấu hiệu khó khăn trên thị trường đầu vào và đầu ra, do bản thân các ngành nghề đang bước vào giai đoạn suy thoái, hoặc do tác động từ sự thay đổi của môi trường tự nhiên.

Cùng với đó có một số khách hàng do khả năng quản lý, điều hành kém, không có chính sách thay đổi phù hợp nên dẫn đến tình trạng thua lỗ. Nhu cầu tăng vốn vay để đáp ứng nhu cầu tiếp tục sản xuất kinh doanh là nhu cầu bức thiết, khách hàng bất chấp lãi suất vay để vaỵ Thế là kháchh hàng và ngân hàng đi vào một vòng luẩn quẩn “tăng vốn vay hay phá sản” và “tiếp tục đầu tư hay chấp nhận nợ quá hạn”.

Ngoài ra, còn có một số khách hàng rút tài sản đảm bảo hiện đang vay tại NHTM này để chuyển dịch sang vay tại NHTM khác với số tiền vay cao hơn nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Hậu quả là phát sinh lãi vay phải trả và các khoản phát sinh khác như phí định giá, phí công chứng, phí đăng ký giao dịch đảm bảo và một số phí khác.

c. Nhận dạng từ nội bộ ngân hàng

Xuất hiện sự tập trung hóa cao vào một sản phẩm, khách hàng, ngành nghề, khu vực địa lý…trong danh mục cấp tín dụng. Danh mục cấp tín dụng sụt giảm về chất lượng, xuất hiện nhiều khoản nợ quá hạn, chi phí trích lập dự phòng tăng caọ

Chính sách khách hàng: Mục tiêu chính sách khách hàng hướng đến khách hàng cá nhân, tuy nhiên chưa bao hàm đầy đủ ý nghĩa: chưa xác định được thị trường mục tiêu, chưa định hướng được riêng từng danh mục cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng.

Chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên định giá, không thực hiện đầy đủ các quy trình, các bước theo quy định hoặc thực hiện một cách qua loa, sơ sài, không kỹ lưỡng trong công tác định giá, thẩm định tín dụng có thể gây ra RRTD cho Chi nhánh. Khách hàng có thể có đầy đủ giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay nhưng khi rút vốn từ ngân hàng, khách hàng vẫn sử dụng sai mục đích.

Điều này cho thấy việc thẩm định mục đích vay vốn của CVQHKH thẩm định không kỹ lưỡng và chính xác. Hoặc chuyên viên quan hệ khách hàng xác định sai thời hạn cấp tín dụng so với thời hạn thu hồi vốn của khách hàng cũng là một nguyên nhân dẫn đến RRTD do khách hàng gặp khó khăn khi đến thời hạn trả nợ gốc.

Hơn nữa, RRTD cũng còn xuất phát từ đạo đức của các chuyên viên trực tiếp làm công tác tín dụng. Trong quá trình thẩm định, định giá tài sản đảm bảo đã cố ý làm sai, đồng lõa với khách hàng làm các giấy tờ giả mạo,…giúp khách hàng rút được vốn vay hoặc vay được số tiền cao hơn giá trị tài sản thực tế.

Bên cạnh đó, việc thay đổi thường xuyên trong các chính sách cấp tín dụng, các yêu cầu, tỷ lệ cấp tín dụng của ngân hàng cũng là một nguyên nhân dẫn đến RRTD. Việc giảm tỷ lệ cho vay năm sau ít hơn năm trước làm cho khách hàng thiếu hụt vốn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến khách hàng gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 67 - 70)