Giảm thiểu tổn thất

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 76 - 78)

Tài sản bảo đảm:

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc cho vaỵ Tuy nhiên RRTD rất đa dạng, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, vì thế việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Chi nhánh đang thực hiện Bảo đảm tiền vay đối với khách hàng theo Quyết định số 521/QĐ-NHNA-09 ngày 03/08/2010 và Quyết định 323/2013/QĐ-NHNA-09 ngày 23/04/2013. Nội dung cơ bản trong các trên quyết định:

- Các phương pháp thẩm định giá TSBĐ (dựa trên cơ sở 5 phương pháp), - Bộ phận định giá: Tùy tính chất, đặc điểm giá trị TSBĐ để định giá cho phù hợp.

- Trường hợp tài sản có giá trị lớn, mang tính đặc thù sẽ thuê các tổ chức chuyên nghiệp có chức năng thẩm định và hội đồng định giá quyết định mức giá trên cơ sở tham khảo quyết định giá thuê ngoàị

- Đối với các khách hàng cá nhân khi đến giao dịch, chi nhánh thực hiện cho vay có TSBĐ là chủ yếu.

- Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm căn cứ vào bảng phân loại tài sản và kết quả xếp hạng tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể theo phụ lục 05.

Công cụ phòng ngừa rủi ro bằng TSBĐ tại chi nhánh cũng đã phát huy được tác dụng, nhờ vào quy trình cụ thể về việc nhận và xử lý TSBĐ, đáp ứng được yêu cầu một quy trình chặt chẽ. Tài sản bảo đảm chỉ được sử dụng như là biện pháp cuối cùng để cho vay, tuy nhiên chi nhánh vẫn chưa có phương pháp đánh giá rủi ro tác động đến giá trị TSBĐ trong quá trình cho vaỵ

Chọn mẫu 293 TSBĐ của khách hàng cá nhân đang còn dư nợ tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang tính đến năm 2013 để khảo sát, kết quả cho thấy phần lớn cá nhân vay vốn tại Chi nhánh có TSBĐ chủ yếu được tập trung vào các loại: B2, C1, C2 và các khách hàng cá nhân có TSBĐ thuộc loại D1 trở xuống chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (đối với những khách hàng cá nhân có phân loại này thì chi nhánh đã có chính sách: hạn chế không nhận làm TSBĐ).

Bảng 2.10: Bảng tổng phân loại TSBĐ khách hàng cá nhân năm 2013 của Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang

STT Phân loại TSBĐ Số lượng Tỷ trọng (%)

1 A1 1 0,34 2 B1 11 3,75 3 B2 87 29,69 4 C1 95 32,42 5 C2 74 25,26 6 D1 1 0,34 7 D2 24 8,19 Tổng cộng 293 100

(Nguồn: khảo sát thực tế tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang)

Mua bán nợ:

Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp ngân hàng thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Tuy nhiên, từ tháng 7/2013 trở về trước ở Việt Nam chưa có một công ty mua bán nợ chuyên nghiệp thực hiện đúng chức năng của nó. Vì vậy, biện pháp này ít được Chi nhánh áp dụng bởi thủ tục thực hiện phức tạp, chẳng hạn như: Phải có đồng ý của Ngân hàng Nam Á Hội sở, khó khăn trong việc tìm người mua cũng như phải giải quyết tốt mâu thuẫn: vừa muốn bán giá tối ưu, vừa muốn tăng sự an toàn, vừa phải chuyển giao thông tin về khách hàng mà ngân hàng có, nhưng lại có nghĩa vụ bảo mật những thông tin đó. Vì thế nhiều khoản

mua bán nợ không được giao dịch. Đồng thời về mặt pháp luật, công tác bán nợ chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía Nhà nước. Điều này đã hạn chế rất nhiều việc thực hiện biện pháp bán nợ để chuyển giao rủi ro tại chi nhánh. Trong giai đoạn 2010 – 2013, chưa có một trường hợp bán nợ cá nhân nào tại chi nhánh.

Bảo hiểm tín dụng:

Ngân hàng Nam Á đã triển khai nhiều chương trình và sản phẩm bảo hiểm tín dụng. Vì chưa có điều kiện thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc nên NHNA đã thực hiện ký kết hợp tác với công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) và Công ty bảo hiểm phi nhân thọ của Mỹ tại Việt Nam (Liberty). Biện pháp mua bảo hiểm tín dụng đã triển khai đến từng CVQHKH để bán chéo các sản phẩm bảo hiểm nhưng tỷ trọng dư nợ được mua bảo hiểm rất thấp. Theo thống kê năm 2013, chỉ có 4.968 triệu đồng (chiếm 3,3%) dư nợ cá nhân được mua bảo hiểm vật chất cho TSBĐ là bất động sản, phương tiện vận tải và không có dư nợ nào được mua bảo hiểm cho đối tượng vay vốn. Bảo hiểm tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ RRTD nhưng chưa được chi nhánh quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 76 - 78)