Rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nam Á CN Nha Trang gia

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 62 - 64)

2010 - 2013.

Rủi ro tín dụng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu, tỷ lệ nợ mất vốn so với tổng dư nợ cho vaỵ Trong quá trình cấp tín dụng, vì lý do khách quan hay chủ quan đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang. RRTD càng cao càng làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chúng ta tiến hành xem xét thông qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.4: Tình hình rủi ro tín dụng cá nhân

tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang giai đoạn 2010 - 2013.

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý 3/2013 Giá trị % Giá trị % 1. Tổng dư nợ CV cá nhân 126.806 94.501 62.019 149.544 - 32.305 - 25,48 - 32.482 - 34,37 2. Nợ quá hạn cho vay cá nhân 2.171 4.758 1.857 1.045 2.587 119,15 -2.901 -60,97

3. Nợ xấu cho vay

cá nhân 4.092 7.290 3.516 4.440 3.198 78,13 -3.774 -51,77

4. Tỷ lệ nợ quá hạn 1,71 5,03 2,99 0,70 3,32 194,07 -2,04 -40,53

5. Tỷ lệ nợ xấu 3,23 7,71 5,67 2,97 4,49 139,03 -2,04 -26,51

(Nguồn: Báo cáo tình hình rủi ro cá nhân tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang giai đoạn 2010 - 2013)

Xét theo thành thần kinh tế thì dư nợ cho vay cá nhân của Ngân hàng Nam Á - CN Nha Trang luôn chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng dư nợ cho vaỵ Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân, thì kiểm soát tốt các chỉ số về tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở giới hạn cho phép cũng cần được

quan tâm. Vì đây là chỉ tiêu ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn cho vay cá nhân của ngân hàng là 1,71%, sang năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn cho vay cá nhân là 5,03% tăng 3,32% so với năm 2010 nhưng đây cũng là tình hình chung đối với tất cả các NHTM trong thời gian nàỵ Tuy nhiên, tại ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi caọ Vì hiện tại những khách hàng có dư nợ quá hạn đang gặp khó khăn về hoạt động kinh doanh, thu nhập bị giảm nhưng khách hàng vẫn đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Sang năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 2,99% và với sự nỗ lực không ngừng của những cán bộ trực tiếp làm công tác cho vay, thu hồi nợ thể hiện qua kết quả đến quý 3/2013 tỷ lệ này chỉ còn 0,70%. Điều này cho thấy, ngân hàng cần tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý chất lượng tín dụng, công tác quản lý nợ và thu hồi nợ quá hạn. Nhằm duy trì tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong giới hạn cho phép khi ngân hàng tập trung tăng trưởng tín dụng trong thời gian tớị

- Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 là 3,23% nhưng lại tăng cao lên 7,71% trong năm 2011. Nợ xấu tăng mạnh trong năm 2011 chủ yếu là do khách hàng kinh doanh thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao là tổng dư nợ cho vay cá nhân cũng giảm so với năm 2010. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu là 5,67% tương ứng giảm 2,04% so với năm 2011. So với năm 2011 thì năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn… ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và các khách hàng của NHNA nói riêng.

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Nam Á - CN Nha Trang vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao qua các năm và vượt quá giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước (tỷ lệ nợ xấu < 3%/Tổng dư nợ cho vay). Để giảm tỷ lệ nợ xấu trong thời gian tới ngân hàng cần tích cực áp dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ. Đồng thời, để có thể ngăn chặn và kiểm soát nợ xấu thì việc Ngân hàng tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 62 - 64)