Mô hình chất lượng:

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 33 - 35)

- Tư cách người vay (Character): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vaỵ Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, phải nắm chắc mục đích đó và phải xác định xem có phù hợp với chính sách hiện hành của ngân hàng hay không, lịch sử đi vay và trả nợ của khách hàng; thu thập thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác như: Tổ chức xếp hạng doanh nghiệp (Rating company), Trung tâm phòng ngừa rủi ro (Risk management Center)… Nếu phát hiện người vay gian dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thỏa thuận thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.

- Năng lực của người vay (Capacity): Tuỳ thuộc vào quy định luật pháp của từng nước. Nhưng nhìn chung, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Việc đánh giá này sẽ phần nào đảm bảo khả năng thu hồi nợ và phòng tránh rủi ro cho ngân hàng.

- Thu nhập của người vay (Cash): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay chủ yếu tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Xác định nguồn trả nợ của người vay như: luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản thế chấp, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán… Bất cứ nguồn thu hợp pháp nào của khách hàng đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng ưu tiên quan tâm hơn cả và coi nguồn thu căn bản để trả nợ đó là nguồn thu được tạo ra từ chính khoản vaỵ

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng trong trường hợp xảy ra những rủi ro người đi vay không trả được nợ. Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản của người vay hoặc người bảo lãnh sẽ gắn chặt trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người đi vaỵ Tuy nhiên, đối với từng ngân hàng tài sản thế chấp, cầm cố phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Khi đánh giá khía cạnh đảm bảo tiền vay, cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những

yếu tố nhạy cảm như: giá trị, tuổi thọ điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản, đồng thời khía cạnh công nghệ cũng cần được chú ý.

- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thanh toán phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTW quy định theo từng thời kỳ. Đánh giá các điều kiện tức là đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải biết được thực trạng công việc và ngành nghề kinh doanh của khách hàng, cũng như khi các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người vaỵ Những yếu tố thay đổi cả điều kiện bên trong (việc mua sắm, đầu tư, chính sách lương thưởng…) và điều kiện bên ngoài (định hướng phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, chính sách thuế).

- Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?

Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD. [9]

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 33 - 35)