Trong thời gian vừa qua chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang đã được cải thiện, thể hiện ở các chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đều nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nam Á và Ngân hàng Nhà nước. Song công tác quản lý RRTD tại chi nhánh vẫn còn những tồn tại sau:
Nhận dạng rủi ro tín dụng
- Công tác nhận dạng RRTD tại chi nhánh vẫn chưa thu thập, cập nhật đầy đủ, kịp thời và đi rõ vào các dấu hiệu trực tiếp phản ánh rủi ro qua thực tế hoạt
động kinh doanh của khách hàng. Các dấu hiệu rủi ro về khách hàng chỉ được phản ánh thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng.
- Bên cạnh đó, công tác thu thập thông tin về khách hàng chưa đầy đủ và chính xác dẫn đến việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ để quyết định cho vay chưa được hiệu quả.
Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng
- Chi nhánh chưa sử dụng phổ biến kết quả xếp hạng để giúp việc phân loại nợ được chính xác và việc trích lập DPRR đầy đủ hơn, cụ thể: Công tác phân loại nợ hiện nay tại Chi nhánh thực hiện theo điều 6 quyết định số 18/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước.
- Việc đo lường, đánh giá mức độ RRTD chưa được đầy đủ và hiệu quả do thông tin mà chi nhánh có được là do chính khách hàng cung cấp, từ phỏng vấn trực tiếp khách hàng.
- Các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng (chỉ tiêu tài chính và phi tài chính) có tỷ trọng điểm theo lĩnh vực, ngành nghề được cài cố định vào chương trình. Thực tế các trọng số này sẽ thay đổi theo thời gian, dẫn đến việc chấm điểm xếp hạng sẽ không được chính xác. Hơn nữa cách cho điểm phụ thuộc rất lớn vào ý kiến chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm tín dụng
- Lạm dụng tài sản thế chấp để cho vay: Việc lạm dụng TSBĐ để quyết định cho vay đã vô tình bỏ qua hay xem nhẹ việc đánh giá các tiêu chí tác động đến rủi ro, các bước trong quá trình thẩm định và quy trình cho vay, tức là việc thực hiện hồ sơ chỉ mang tính hình thức. Hiện nay, công tác định giá TSBĐ theo giá trị thị trường cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường bất động sản biến động theo chiều hướng xấụ
- Hiện ở chi nhánh nói riêng và các chi nhánh khác trong hệ thống NHNA vẫn chưa có một mô hình đo lường mức độ tổn thất dự kiến đối với khoản vay, chỉ đo lường thông qua quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng.
Kiểm soát rủi ro tín dụng
- Việc tuân thủ các quy trình tín dụng, quy định quản lý RRTD có nhiều lúc ngân hàng còn lơ là, buông lỏng
- Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý giữa các phòng tham gia trong việc cấp tín dụng dẫn đến tâm lý “dè chừng” của các cán bộ có liên quan.
- Chi nhánh chưa xây dựng cho mình một hệ thống thông tin nội bộ khách hàng đủ mạnh, cập nhật và đáp ứng kịp thờị Các thông tin lấy từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN cũng thường xuyên chưa được cập nhật đầy đủ.
- Công tác kiểm soát rủi ro thường tập trung chủ yếu vào khâu kiểm tra trước và trong khi cho vaỵ Vấn đề kiểm tra sau cho vay của CVQHKH đối với khách hàng thực hiện còn mang tính hình thức, chưa được thực hiện chặt chẽ (do tâm lý ngại “làm phiền” khách hàng). Có trường hợp khi xét duyệt cho vay được thẩm định, phân tích rất kĩ, khoản vay đó được đánh giá là có chất lượng tốt nhưng lại không thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ sau khi giải
ngân, dẫn đến trường hợp khách hàng đã sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực có nhiều rủi ro làm gia tăng nguy cơ gây RRTD cho chi nhánh.
- Mặc dù đã có quy định cụ thể về các vấn đề liên quan đến Tài sản bảo đảm nhưng việc kiểm tra, quản lý danh mục các TSBĐ chưa được chú trọng và chỉ kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, một số trường hợp chưa chú trọng đánh giá lại giá trị TSBĐ dẫn đến giá trị thanh lý TSBĐ thấp hơn giá trị thẩm định ban đầu, khiến cho một số khoản vay không thu hồi đủ gốc và lãị
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Việc phải thực hiện kiểm tra rất nhiều nội dung trong hoạt động kinh doanh đối với hệ thống NHNA tại khu vực miền trung bao gồm các Chi nhánh: Khánh Hòa, Quy Nhơn, Đà Nẵng và PGD trực thuộc. Nên việc kiểm tra, kiểm soát hồ sơ tín dụng chưa đi vào cụ thể từng hồ sơ hoặc có kiểm tra trên bề mặt hồ sơ chứ không có thời gian để đi thực tế từng hồ sơ. Dẫn đến kết quả kiểm tra thiếu tính chính xác, phản ánh chưa trung thực tình hình tín dụng tại chi nhánh.
Tài trợ rủi ro
- Việc phân nhóm nợ được thực hiện bán thủ công nên vẫn có một vài trường hợp khách hàng vay tại nhiều tổ chức tín dụng thì phải phân theo nhóm nợ cao nhất tại TCTD nhưng chi nhánh chưa thực hiện đúng. Trường hợp khác, chi nhánh chưa thực hiện phân nhóm nợ trong thời gian thử thách trước khi chuyển về nhóm ban đầụ
- Phần lớn công tác tài trợ việc xử lý rủi ro bằng TSBĐ, chứ chưa chú trọng mở rộng các loại hình tài trợ khác. Vì vậy, sự biến động đi xuống của thị trường bất động sản trong thời gian gần đây đẩy những khoản cho vay vào nguy cơ rủi ro caọ Đối với phương pháp sử dụng dự phòng để XLRR, mặc dù biện pháp này nhanh chóng nhưng phải duy trì quỹ dự phòng mà điều này làm giảm lợi nhuận, đồng thời gây ứ đọng vốn của ngân hàng.
- Vấn đề xử lý nợ xấu mặc dù vẫn được triển khai trong các cuộc họp định kỳ hay đột xuất về xử lý nợ, cuộc họp có phân tích nguyên nhân chưa thu được nợ và đề xuất các giải pháp cụ thể tiếp theo về xử lý cụ thể đối với từng khách hàng. Nhưng các phương án xử lý nợ chưa có tính khả thi cao, chưa kiên quyết trong xử lý nợ nên kết quả xử lý nợ vẫn chưa caọ Chi nhánh vẫn chưa giao trách nhiệm thu hồi nợ xử lý rủi ro cụ thể cho các bộ nào chịu trách nhiệm thu hồi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện.
Lực lượng cán bộ, nhân viên ngân hàng
- Mặc dù đội ngũ cán bộ nhân sự của Chi nhánh có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối tốt so với các ngân hàng khác trên địa bàn, nhưng hoạt động tín dụng có rất nhiều tình huống phức tạp xảy ra, vì thế khả năng hiểu biết về các lĩnh vực trên thị trường của cán bộ còn hạn chế là điều khó tránh khỏị
- Số lượng cán bộ tại chi nhánh còn khá mỏng, chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm dẫn đến việc mỗi CVQHKH phải quản lý nhiều khách hàng với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, làm cho mức độ làm việc của CVQHKH khá căng thẳng, làm việc theo kiểu đa năng, chưa chuyên sâu vào một ngành nghề cụ thể.
- Một bộ phận khác vẫn chưa làm đúng chức năng, nhiệm vụ, đạo đức nghề nghiệp, thiếu tinh thần trách nhiệm, đặt lợi ích cá nhân vào công việc, làm việc theo cảm tính, theo mối quan hệ tình cảm... làm cho nhiều khoản vay kém chất lượng, nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi, thậm chí gây bất lợi cho quá trình xử lý rủi ro sau này do thẩm định sơ sài, thiếu kiểm soát khoản vaỵ
Kết luận chương II
Thông qua việc giới thiệu mô hình hoạt động của chi nhánh, chương 2 của luận văn đã phân tích cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2013 của Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang và đánh giá các kết quả đạt được cũng như đưa ra các mặt hạn chế. Trọng tâm của chương 2 là tập trung nghiên cứu công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang, đồng thời phản ánh thực trạng công tác quản lý RRTD tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang với bốn nội dung cơ bản của quy trình quản lý RRTD cá nhân: Công tác nhận dạng rủi ro - Đo lường rủi ro - Kiểm soát rủi ro - Tài trợ rủi rọ Để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân, đề tài đi sâu vào đánh giá thực trạng RRTD cá nhân tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang và chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân ở chương 3.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG NAM Á – CHI NHÁNH NHA TRANG