Cần xây dựng quy trình kiểm tra trong toàn hệ thống để nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác kiểm trạ Nên có một phần mềm về công tác kiểm tra áp dụng thống nhất từ Hội sở nhằm phục vụ yêu cầu kiểm tra, quản lý rủi ro,
đánh giá chất lượng hoạt động trên cơ sở dữ liệu của các phần mềm nghiệp vụ thì kết quả kiểm tra sẽ được tốt hơn.
Nâng cấp hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và tài sản đảm bảo toàn hệ thống của NHNA nhằm phục vụ tốt công tác tra cứu, tìm kiếm và quản lý của chuyên viên quan hệ khách hàng; cũng như quản lý việc định giá TSĐB của chuyên viên định giá nhằm hạn chế RRTD phát sinh.
Chú trọng và đẩy nhanh hơn nữa công tác xử lý thu hồi nợ trực tiếp, thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để triển khai các biện pháp thu hồi nợ.
Cần quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thầnh của người lao động tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở đoàn kết. Đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, theo dõi kịp thời diễn biến về tư tưởng để phát hiện, uốn nắn những dấu hiệu khác để loại trừ việc thông đồng, che dấu sai phạm.
Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, quy trình, văn bản chỉ đạo mới cho cán bộ tín dụng đặc biệt là các văn bản hướng dẫn việc xếp hạng khách hàng. Quán triệt sâu sắc đến CBTD về tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin và chấm điểm sai lệch đối với một số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính. Tránh trường hợp nâng hạng khách hàng bất hợp lý làm ảnh hưởng đến công tác quản lý RRTD của hệ thống.
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát mức độ đánh giá các đề xuất
Tiêu Chí Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1. Tăng cường công tác thanh tra các tổ chức
tín dung; nâng cao vai trò của cán bộ thanh tra 2% 2% 28% 52% 16% 2. Tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi
cho hoạt động tín dụng ngân hàng; Có chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế trong điều kiện bất khả kháng của thời tiết.
2% 0% 12% 58% 28%
3. Nâng cao chất lượng thông tin đáng tin cậy
cho ngân hàng. 2% 0% 8% 54% 36%
Kết luận chương 3
Cùng với mục tiêu của NHNA là phấn đấu thành một trong các ngân hàng hiện đại của Việt Nam, Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang luôn định hướng là Chi nhánh ngân hàng có thương hiệu lớn mạnh tại địa bàn tỉnh Khánh. Bên cạnh đó việc quản lý và hạn chế rủi ro được Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang xác định là rất quan trọng và được quán triệt là một trong những nhiệm vụ hàng đầụ
Hiện tại, Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang đã thực hiện tốt các quy trình, chính sách về việc cấp tín dụng và quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước, của Ban điều hành Ngân hàng Nam Á đã đưa lại kết quả khả quan trong những tháng đầu năm 2013.
Tuy nhiên vì một số lý do khách quan, vừa chủ quan mà tại Chi nhánh còn tồn tại một số vấn đề như đã trình bày ở Chương IỊ Hy vọng với các giải pháp được nêu ra sau khi đã nghiên cứu kỹ thực trạng tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang sẽ giúp Chi nhánh ngày càng phát triển hơn trong kinh doanh nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng phát sinh từ nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Được xem là một trong những hoạt động kinh doanh có thu lợi nhuận, tín dụng ngân hàng đương nhiên tồn tại những rủi ro tiềm ẩn vốn có. Các NHTM chấp nhận sự tồn tại của những rủi ro này trên cơ sở đưa ra những chính sách, công cụ, biện pháp quản lý rủi ro cần thiết nhằm hạn chế tối đa các hậu quả phát sinh và tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững.
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.
- Đã phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang. Qua đó, đánh giá những mặt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
- Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đó, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh nhằm tăng lợi nhuận ngân hàng với phương châm “An toàn - Phát triển - Hiệu quả - Bền vững”.
Do thời gian có hạn, khả năng tiếp cận trong quá trình nghiên cứu còn hạn chế do vậy trong khuôn khổ Luận văn tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, Kính mong các Thầy, Cô giáo và bạn đọc góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện hơn trong tương laị Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Trâm Anh đã tận tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành Luận văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Lê Ngọc Ca, Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam (2011), Luận văn ĐH Kinh tế TP.HCM.
[2]. Lê Thị Hồng Điều, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (2008), Luận văn Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM.
[3]. Trần Nguyễn Hạ Đoan, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng (2010), Luận văn ĐH Đà Nẵng.
[4]. Lê Thị Dung, Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Đà Nẵng, (2012), Luận
văn ĐH Đà Nẵng.
[5]. Nguyễn Minh Kiều (2005), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê.
[6]. Hoàng Thị Lan Phương, Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của
các ngân hàng thương mại tại TP.HCM, Tạp chí kinh tế phát triển số 187
tháng 05 năm 2006.
[7]. Nguyễn Hữu Tài (2002), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê. [8]. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
NXB Thống kê.
[9]. Nguyễn Văn Tiến (2005), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
[10]. Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010
[11]. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các TCTD.
[12]. Văn bản quy định về quy trình, quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ do Ngân hàng Nam Á ban hành.
[13]. Web:
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát về nguyên nhân rủi ro tín dụng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng.
Xin chào các Anh/chị! Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng hiện nay và từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, tôi rất mong sự hợp tác trả lời Phiếu khảo sát này của anh/chị. Tôi xin cam kết thông tin của anh/chị chỉ được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích thương mạị Các thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho thầy cô để kiểm chứng khi có nhu cầụ
Họ và tên: ……….Chức vụ: ……… Ngày khảo sát ...Nơi anh/chị đang làm việc:………... Bộ phận làm việc ………..Số năm làm việc ………
Câu 1: Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, bước nào là quan trọng nhất:
1. Thu thập thông tin chứng minh nặng lực tài chính và thẩm định khách hàng. 2. Ra quyết định cho vay
3. Kiểm tra việc hoàn tất các điều kiện trước khi giải ngân và giải ngân cho khách hàng.
4. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và tình hình tài chính của khách hàng theo định kỳ sau khi giải ngân
5. Tất cả đều đúng.
6. Khác:………
Câu 2: Theo anh/chị, trong một ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, đâu là rủi ro đáng quan tâm nhất:
1. Rủi ro lãi suất 2. Rủi ro tín dụng 3. Rủi ro thanh khoản 4. Rủi ro tác nghiệp
Câu 3: Rủi ro tín dụng thường phát sinh trong khoảng thời gian:
1. Trước khi giải ngân cho khách hàng. 2. Trong khi giải ngân cho khách hàng 3. Sau khi giải ngân cho khách hàng 4. Tất cả các câu trên đều đúng
5. Khác: ………
Câu 4: Dưới đây là những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng. Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình với những phát biểu sau: Tiêu Chí Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1. Hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín
dụng còn chưa được tốt. 0% 12% 48% 36% 4% 2. Thiếu sự hỗ trợ thông tin tín dụng 0% 12% 36% 12% 40%
3. Công tác kiểm toán nội bộ ngân hàng chưa phát
huy hết hiệu quả. 0% 36% 28% 28% 8% 4. Thiếu giám sát và quản lý khoản vay sau cho vay 4% 12% 36% 40% 8% 5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo dức của
cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi phải cung ứng nhân sự kịp thời nên ngân hàng đã xem nhẹ các tiêu chuẩn, điều kiện về tuyển dụng nhân viên.
0% 8% 56% 24% 12%
6. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng. 0% 12% 36% 32% 20%
Câu 5: Anh/chị cho biết mức độ đồng ý của mình đối với những rủi ro tín dụng phát sinh do nguyên nhân từ phía khách hàng tại Ngân hàng Anh/Chị đang công tác.
Tiêu Chí Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1. Tình hình tài chính, kinh doanh của khách
hàng yếu kém 0% 12% 24% 40% 24% 2. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích vay
vốn ban đầụ 0% 8% 48% 28% 16% 3. Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, thiếu
kinh nghiệm trong việc đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, gặp nhiều hạn chế ở khâu đầu ra
0% 8% 48% 36% 8%
4. Khách hàng có chủ ý gian lận trong vay vốn 8% 32% 12% 24% 24% 5. Khách hàng vay vốn tại nhiều TCTD nhưng
Câu 6: Anh/Chị hãy cho biết mức độ đồng ý của mình về các rủi ro tín dụng phát sinh từ nguyên nhận khách quan tại Ngân hàng Anh/Chị đang công tác?
Tiêu Chí Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1. Sự thay đổi của môi trường tự nhiên 0% 4% 16% 64% 16% 2. Môi trường kinh tế không ổn định 0% 0% 40% 52,0 8% 3. Cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước 0% 0% 52% 44,0 4%
Câu 7: Xét về góc độ Ngân hàng, Anh/chị hãy chỉ rõ mức độ hợp lý của các giải pháp đề nghị dưới đâỷ Tiêu Chí Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1. Tuân thủ nghiêm ngặt quá trình cho vay,
ngày càng hoàn thiện chính sách tín dụng 0% 0% 40% 36% 24% 2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội
bộ toàn hệ thống trước và sau khi cho vay 0% 4% 20% 56% 20% 3. Chú trọng tới công tác đào tạo tại chỗ và đào
tạo lại, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm và thẩm định khách hàng, có chính sách đãi ngộ nhân sự thích hợp
0% 4% 24% 52% 20%
4. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng; Xây dựng cợ chế phê duyệt theo các cấp, có chính sách phân định rõ thẩm quyền của từng cấp phê duyệt tín dụng
0% 0% 28% 64% 8%
5. Tăng cường các phân tích, nhận diện rủi ro căn cứ những dự báo về tình hình kinh tế xã hội; Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các khoản vay có vấn đề sau khi cho vay; Quản lý có hiệu quả các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định.
Câu 8: Anh/chị hãy chỉ rõ mức độ hợp lý của các kiến nghị đối với cơ quan nhà nước? Tiêu Chí Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1. Tăng cường công tác thanh tra các tổ chức tín
dung; nâng cao vai trò của cán bộ thanh tra 0% 4% 32% 44% 20% 2. Tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi
cho hoạt động tín dụng ngân hàng; Có chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế trong điều kiện bất khả kháng của thời tiết.
0% 0% 12% 60% 28%
3. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng đáng
tin cậy cho ngân hàng. 0% 0% 8% 68% 24%
Câu 9: Anh/chị có ý kiến nào khác, vui lòng ghi rõ nhằm giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng (Cá nhân)?
……… ………
Lưu ý rằng: Để trả lời các câu hỏi này, các anh/chị phải làm việc trong lĩnh
vực tín dụng tại các ngân hàng. Từ câu 4 đến câu 8 mô tả mức độ đồng ý của anh/chị, từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý (Xin lưu ý rằng không có câu hỏi nào là đúng hay sai, tất cả các ý kiến trả lời đều có giá trị và hữu ích cho việc nghiên cứu của tôi).
Phụ lục 2: Quy trình Các bước thực hiện đánh giá xếp hạng
Bước 1:
Thu thập thông tin
Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh Bước 3: Xác định quy mô khách hàng Bước 4:
Chấm điểm chỉ tiêu tài chính
Bước 5:
Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính
Bước 6:
Phụ lục 3: Kết quả xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân
STT hạng Xếp Thang điểm Đánh giá rủi ro Ý nghĩa
1 AAA 91-100
Rủi ro rất thấp
Đây là mức xếp hạng khách hàng cao nhất.Khả năng trả nợ vay của khách hàng được xếp hạng đặc biệt tốt.
2 AA 81đến dưới 91 Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng được
xếp hạng này là rất tốt.
3 A 75 đến dưới 81
Khách hàng xếp hạng này có thể khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Khả năng trả nợ của khách hàng này vẫn được đánh giá là tốt.
4 BBB 70 đến dưới 75
Rủi ro thấp
Khách hàng xếp hạng này có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
5 BB 65 đến dưới 70
Khách hàng này đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc bị ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợị Các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
6 B 60 đến dưới 55
Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên trong hiện tại khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vaỵ Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế có