Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 80 - 81)

Công tác trích lập dự phòng rủi ro được chi nhánh thực hiện một cách triệt để, chính xác, kịp thời và đầy đủ theo quy định hàng tháng, quý, hàng năm. Chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo Quyết định số 254/2005/QĐQT-NHNA ngày 16/11/2005 của Hội đồng quản trị “Hướng dẫn về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng TMCP Nam Á theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005”.

- Việc trích lập dự phòng chung được thực hiện hàng quý theo tỷ lệ là 0,75% trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 vào cuối mỗi tháng.

- Việc trích lập dự phòng rủi ro cụ thể được thực hiện đối với các khoản nợ quá hạn, chia theo 5 nhóm:

Nhóm 1: trích 0% Nhóm 2: trích 5% Nhóm 3: trích 20% Nhóm 4: trích 50% Nhóm 5: trích 100%

- Tỷ lệ tối đa có thể áp dụng để xác định giá trị tài sản đảm bảo được quy định chi tiết theo bảng sau:

Bảng 2.12: Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm.

Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ tối đa

Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng Đồng Việt

Nam tại Ngân hàng Nam Á. 100%

Tín phiếu kho bạc, vàng, số dự trên tài khoản tiền gửi, sổ

tiết kiệm bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nam Á. 95% Trái phiếu Chính phủ:

- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống. - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm. - Có thời hạn còn lại trên 5 năm.

95% 85% 80% Thương phiếu, giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng khác 75% Chứng khoán của các Tổ chức tín dụng khác 70%

Chứng khoán của doanh nghiệp 65%

Bất động sản (gồm: nhà cửa của dân cư có giấy tờ hợp pháp và/hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp).

50%

Các loại tài sản bảo đảm khác 30%

(Nguồn: Quyết định số 254/2005/QĐQT-NHNA của Ngân hàng Nam Á)

Việc trích lập dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nam Á là khá chặt chẽ, phù hợp theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Quỹ dự phòng rủi ro sẽ góp phần giảm thiểu RRTD cho ngân hàng khi có rủi ro xảy rạ

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)