Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 94 - 120)

Kiểm tra và giám sát tín dụng

Giám sát tín dụng trong đó là một quá trình thu thập, xử lý các thông tin tài chính cũng như phi tài chính của khách hàng và đưa ra các giải pháp. Theo tinh thần của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, việc giám sát tín dụng thực sự trở nên cần thiết, đặc biệt là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc xếp hạng rủi ro với khách hàng. Từ đó có thể xây dựng những biện pháp phòng ngừa hạn chế cũng như trích lập và sử dụng hiệu quả dự phòng RRTD.

- Giám sát RRTD: Chuyên viên quan hệ khách hàng thường xuyên thực

hiện giám sát các hành vi của người vay, mục đích sử dụng tiền vay, quá trình hoạt động kinh doanh, quá trình trả nợ và giám sát các đảm bảo tín dụng nhằm tránh tình trạng người vay vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc phát hiện và xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề, những khoản vay có nhiều khả năng không thu hồi được là biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Công tác giám sát nên được phối hợp cùng lúc giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức:

- Tùy đặc điểm của từng khoản vay, việc kiểm tra sử dụng vốn vay có thể thực hiện ngay sau khi giải ngân hoặc định kỳ 1tháng/lần, 1quý/lần nhưng tối đa không quá 6 tháng/lần.

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc rủi ro, đề xuất kiểm tra đột xuất.

- Kiểm tra thường xuyên tại cơ sở của khách hàng; Theo dõi tình hình ngành sản xuất của khách hàng.

- Kiểm tra thông qua các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhaụ - Kiểm tra những khoản vay rút tiền mặt chậm nhất là một tuần sau khi giải ngân.

- Kiểm tra việc đánh giá tài sản thế chấp theo giá trị và hiện vật ở thời điểm hiện tạị

Việc theo dõi nợ của khách hàng phải được tiến hành một cách thống nhất và có hệ thống theo nội dung đã được quy định trong chế độ, thể lệ cho vaỵ Việc cho vay, các khoản nợ có vấn đề cũng như kết quả kiểm tra nợ cần được thông báo kịp thời cho các cấp lãnh đạo có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được phân.

Mục tiêu của giám sát các khoản nợ của khách hàng: tuân thủ chính sách, thủ tục cho vay, giá trị tài sản thế chấp, sự đảm bảo của hồ sơ tín dụng, tính hiện thực về khả năng trả nợ của khách hàng, hồ sơ phân tích tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng, tính phù hợp của quỹ dự phòng tổn thất.

Phương thức kiểm tra sử dụng vốn vay: Để việc kiểm tra sử dụng vốn vay có hiệu quả giúp phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất việc sử dụng một hoặc đồng thời các phương thức kiểm tra khác nhau như kiểm tra thực tế tại hiện trường, kiểm đếm hàng hóa tại kho hàng, cộng sổ đối chiếu giá trị trên hóa đơn với thẻ xuất nhập kho và/hoặc kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán… Các loại giấy tờ cần được sao chụp lưu giữ để làm căn cứ kết luận việc sử dụng vốn vay của khách hàng… Khi kiểm tra sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo RRTD để từ đó có được những nhận định trong việc giám sát xếp hạng, đồng thời thu thập được những thông tin quan trọng, giúp hiểu rõ công việc kinh doanh của khách hàng đầy đủ hơn.

Ngoài ra để hỗ trợ CVQHKH thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay đúng thời hạn, phát hiện kịp thời những rủi ro sau khi cho vay, lãnh đạo Phòng kinh doanh phải có trách nhiệm nhắc nhở chuyên viên thuộc phòng mình hoàn

thành việc kiểm tra kiểm tra sử dụng vốn vay, cung cấp bổ sung các thông tin liên quan đến khách hàng được khai thác từ hệ thống, cũng như các thông tin về giới hạn tín dụng, về dư nợ, về ngày đáo hạn, tình hình trả nợ gốc và lãi và thời hạn kiểm tra định kỳ khoản vay, thời hạn kiểm tra định kỳ tài sản bảo đảm...

- Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay cần chuẩn hóa hơn nữa về quy định để phát hiện sớm những bất ổn, thiếu sót, rủi ro trong hoạt động ngân hàng và có hướng xử lý kịp thờị Đồng thời, căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng KHCN, chi nhánh có quy định cụ thể từng mức độ giám sát sau khi cho vay để đảm bảo an toàn tín dụng và hạn chế gây phiền hà cho khách hàng. Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình SXKD và tài sản bảo đảm của khách hàng có thể theo các hình thức kiểm tra định kỳ và đột xuất hoặc có thể kết hợp với việc phân loại xếp hạng tín dụng để xây dựng kế hoạch và nội dung kiểm tra đối với từng khách hàng cụ thể:

+ Đối với hạng khách hàng AAA, AA: chi nhánh nên kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

+ Đối với hạng A, BBB: chi nhánh kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin.

+ Đối với hạng BB: Chi nhánh chú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình tài sản đảm bảọ

+ Đối với hạng B: Chi nhánh tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động.

+ Đối với hạng CCC: Chi nhánh tăng cường kiểm tra khách hàng, yêu cầu khách bổ sung tài sản bảo đảm.

+ Đối với hạng CC: Chi nhánh tăng cường kiểm tra khách hàng. + Đối với hạng C, D: Xem xét phương án để xử lý.

Phân tán rủi ro

- Nghiên cứu và công bố các cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực, loại hình cho vay theo từng thời điểm phù hợp với tình hình kinh tế chung.

- Quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tốc độ tăng trường tín dụng, tỷ lệ cho vay lĩnh vực không khuyến khích

- Ngoài những hạn chế theo luật định, Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang cần quy định tỷ lệ dư nợ tối đa cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao khả

năng quản lý RRTD.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh báo các dấu hiệu vi phạm. Hàng năm hệ thống kiểm tra nội bộ phải kiểm tra hết toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống để phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy trình quy chế, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, sẽ rất tốn kém về chi phí cho ngân hàng.

Việc giám sát rủi ro tín dụng cần được phân ra thành: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng đã trình bày ở phần trên.

- Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có thể hành động khắc phục kịp thờị Việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ như đã đề cập ở trên cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, nó là công cụ giám sát tín dụng quan trọng, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cần theo dõi được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản tín dụng, tình trạng khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay cũng được thực hiện thông qua:

+ Rà soát và phân tích báo cáo tài chính cần được tiến hành một cách thường xuyên nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn.

+ Đi thực tế khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tích báo cáo tài chính là chưa đủ mà CBTD cần phải thường xuyên đi thực tế khách hàng, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình hình hoạt động kinh doanh, tài sản đảm bảọ

- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng và phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín

dụng, cần phải tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thường xuyên để có thể đưa ra những biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng.

- Kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng của khách hàng, kiểm tra dòng tiền của khách hàng chuyển qua tài khoản mở tại chi nhánh để biết được mức độ kinh doanh và dòng tiền của khách hàng.

Thực hiện nghiêm túc việc phân loại và trích lập dự phòng.

- Tỷ lệ nợ xấu và số tiền phải trích lập dự phòng là những dấu hiệu cảnh báo mạnh về rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu tăng có nghĩa là RRTD gia tăng và do vậy cần phải xem xét lại việc quản lý RRTD, tăng cường giám sát tín dụng. Cần phải thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ chính xác trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi rọ Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn, hạ bậc nợ đối với các trường hợp khách hàng có nguy cơ gây ra rủi rọ Thực hiện trích lập dự phòng nhằm có khả năng bù đắp các tổn thất khi xảy ra rủi rọ

- Hiện nay, quy định về phân loại nợ của NHNN đã phản ánh tương đối rõ nét hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, các quy định này vẫn thiên về định lượng và hầu như RRTD chỉ được phát hiện khi nó đã xảy rạ Việc không có những tín hiệu cảnh báo sớm sẽ làm cho ngân hàng không điều chỉnh kịp thời các chính sách về đầu tư, về quản lý RRTD. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống phân loại nợ có tính cảnh báo cao hơn, sử dụng kết hợp phương pháp định tính trong phân loại nợ, phân loại khách hàng dựa trên rủi ro tiềm tàng của khoản vay, tình hình kinh doanh của khách hàng.

- Đối với việc trích lập DPRR, cần phải đánh giá lại tài sản bảo đảm thường xuyên để phản ánh đúng mức độ rủi ro về tài sản bảo đảm. Hiện nay, ngân hàng chưa có quy định về thời gian tối đa phải đánh giá lại TSBĐ cho nên nó vẫn chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro xảy ra đối với tài sản bảo đảm. Vì vậy, cần phải định kỳ đánh giá lại TSBĐ, có thể tối đa 06 tháng/lần để phản ánh đúng giá trị TSBĐ. Bên cạnh đó, cần phải quy định rõ chuẩn mực đối với tài sản được coi

là TSBĐ để hạn chế rủi ro do tài sản bảo đảm gây rạ Vì hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong việc xác định quyền sở hữu, cấp chứng nhận sở hữu tài sản.

- Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng phải gắn với xếp hạng khách hàng, theo điều 7 quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước. Để có thể cung cấp các tín hiệu nhanh chóng hơn về mức độ rủi ro, chất lượng tín dụng của ngân hàng và từ đó ngân hàng có thể chủ động, kịp thời đưa ra những biện pháp thích hợp để có thể ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng xảy rạ

Bảng 3.1: Phân loại nợ theo kết quả xếp hạng tín dụng

STT Xếp hạng Phân loại nợ Nhóm nợ 1 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 2 AA 3 A 4 BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2 5 BB 6 B 7 CCC

Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3

8 CC

9 C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

10 D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5 3.2.4. Nhóm giải pháp tài trợ rủi ro

Đôn đốc khách hàng tập trung mọi nguồn thu nhập để trả nợ.

Trong trường hợp này, ngân hàng cần nhanh chóng đôn đốc, thuyết phục khách hàng tập trung mọi nguồn thu có thể có để trả nợ cho ngân hàng, nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng khi dùng các biện pháp khác, như: khởi kiện nhau ra tòạ

Trong quá trình xử lý nợ bằng hình thức thu hồi trực tiếp, CVQHKH cần theo dõi chặt chẽ các luồng tiền về của khách hàng đặc biệt là các luồng tiền từ doanh thu của khách hàng qua tài khoản tiền gửi mở tại chi nhánh, để thu hồi nợ kịp thời, tránh để khách hàng sử dụng nguồn này để tái sử dụng.

b. Xác định phương án cơ cấu nợ

Nếu ngân hàng xét thấy khách hàng có những khả năng sau thì có thể quyết định cơ cấu nợ hoặc trong những trường hợp cần thiết có thể miễn giảm lãi tiền vay cho khách hàng nhằm hỗ trợ tối đa mức có thể để giúp khách hàng vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển: có khả năng trả nợ từ các dòng tiền thông thường trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, có khả năng trả nợ từ việc bán các tài sản hoặc từ các nguồn thu trong tương lai mặc dù giai đoạn hiện tại khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong kinh doanh cũng như tài chính.

c. Khởi kiện

Đối với các khách hàng làm ăn kém hiệu quả, sau khi ngân hàng xem xét, gia hạn nợ và hỗ trợ giảm lãi suất cho vay nhưng hoạt động kinh doanh vẫn không đạt hiệu quả thì ngân hàng cần chủ động khởi kiện các vụ án kinh tế, dân sự lao động và hành chính tại Tòa án hoặc các cơ quan trọng tài để thu hồi nợ và tài sản.

d. Xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ

Biện pháp xử lý TSBĐ để thu hồi nợ là một công việc hết sức khó khăn. Khi khách hàng vay không trả được nợ thì ngân hàng phải tiến hành xử lý TSBĐ để thu nợ.

- Khi phát mãi tài sản:

+ Chi nhánh nên khuyến khích khách hàng tự bán TSBĐ nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí; hạn chế tình trạng giảm sút giá trị tài sản khi ngân hàng trực tiếp phát mãi tài sản; giúp nâng cao khả năng thu hồi nợ. Chi nhánh có thể gửi thông báo phát mãi tài sản cho khách hàng một, hai hoặc ba lần bằng tin nhắn, điện thoại hay email...trước khi quyết định đệ đơn ra toà.

+ Đối với TSBĐ là máy móc, thiết bị thì chi nhánh nên tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn nhằm phát mãi TSBĐ nhanh chóng và có lợi nhất.

+ Đối với TSBĐ là quyền sử dụng đất, nhà xưởng, giấy tờ có giá: Chi nhánh cần thoả thuận trước với khách hàng là sẽ chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho ngân hàng khi khách hàng không thanh toán được nợ nhằm tránh

hành vi khách hàng cố tình né tránh, không tự nguyện giao tài sản cho ngân hàng khi phát mãi tài sản.

- Khi khách hàng không có khả năng bán TSBĐ: lúc đó chi nhánh sẽ phải đệ đơn ra Toà để xin xử lý TSBĐ. Quá trình này thường tốn nhiều thời gian do chi nhánh thường phải chờ đợi toà giải quyết và tiến hành bán đấu giá tài sản. Vì thế chi nhánh cần thành lập tổ xử lý rủi ro nhằm tận dụng hết khả năng để xử lý TSBĐ nhanh chóng, giảm được thời gian, công sức và chi phí để thu hồi nợ nhanh chóng, tránh được tình trọng ứ đọng vốn kéo dàị Tuỳ từng trường hợp mà chi nhánh linh hoạt trong cách xử lý của mình.

Trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ dự phòng tài chính

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 94 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)