Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 59 - 62)

Năm 2012 được coi là năm mà nền kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy chưa tìm được lối thoát, dẫn đến những xáo trộn đầy kịch tính trên các thị trường chứng khoán, thị trường vàng, thị trường ngoại hối, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây cũng là một giai đoạn đầy khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tại Việt Nam. Trong đó, vấn đề nợ xấu đang đe dọa sự tồn vong của nhiều ngân hàng, chính sách quản lý vàng đang tạo ra nhiều biến tướng gây rối loạn thị trường, tiến độ tái cơ cấu không như kỳ vọng, lãi suất và tỷ giá liên tục biến động…Ngân hàng Nam Á cùng với các ngân hàng đều phải chịu những tác động không thuận chiều đó.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh

tại Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang giai đoạn 2010-2013

Đvt: Triệu đồng

Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý III/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Thu nhập 44.482 100 67.944 100 63.171 100 62.846 100 Thu từ hoạt động tín dụng 42.835 96,30 60.697 89,33 60.686 96,07 61.602 98,02 Thu từ dịch vụ 1.647 3,70 7.247 10,67 2.485 3,93 1.243 1,98 Chi phí 51.513 100 67.046 100 66.624 100 57.235 100 Chi phí hoạt động tín dụng 39.405 76,50 52.927 78,94 54.676 82,07 45.989 80,35 Chi phí hoạt động dịch vụ 332 0,64 2.299 3,43 566 0,85 738 1,29

Chi phí nhân viên 5.406 10,49 6.687 9,97 7.082 10,63 4.877 8,52

Chi phí hoạt động QL và CC 1.607 3,12 2.388 3,56 1.768 2,65 2.753 4,81

Chi phí tài sản 1.242 2,41 1.183 1,77 1.003 1,51 741 1,29

Chi phí dự phòng, bảo hiểm 3.521 6,84 1.561 2,33 1.529 2,29 2.018 3,53

Chi phí khác - - - - - - 120 0,21

Lãi lỗ (7.031) 898 (3.453) 5.611

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang giai đoạn 2010 – 2013)

Từ bảng số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong những năm vừa qua không được khả quan.

- Về thu nhập:

Nhìn chung thì thu nhập của Chi nhánh trong thời gian qua luôn có sự tăng trưởng ổn định. Trong đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập (chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 95%). Tuy nhiên, nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn còn thấp chưa tương xứng với quy mô hoạt động. Nguyên nhân, xuất phát từ tình hình hoạt động của ngân hàng gặp khó khăn do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Do đó, để đảm bảo khả năng thanh khoản ngân hàng đã chủ động thắt chặt tín dụng làm cho dư nợ tín dụng giảm ảnh hưởng tới thu nhập từ hoạt động nàỵ

Trong khi đó, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng trong thời gian qua chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu là do trên địa bàn TP.Nha Trang tập trung rất nhiều các ngân hàng, TCTD có quy mô lớn, với mạng lưới hoạt động rộng, cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích đa dạng, tiết kiệm chi phí và thời gian nên được khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, do là ngân hàng đang trong quá trình đổi mới đưa công nghệ ngân hàng hiện đại vào hoạt động nhằm gia tăng nhiều tiện ích phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng nên các sản phẩm dịch vụ cung cấp chưa được đa dạng làm cho Ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang rất khó khăn trong cạnh tranh cũng như thu hút khách hàng.

- Về chi phí:

Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì chi phí của ngân hàng Nam Á – CN Nha Trang cũng không ngừng gia tăng trong thời gian qua, đặc biệt là chi phí hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng trên 70% chi phí của ngân hàng. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh thì Chi nhánh đặc biệt chú trọng đầu tư cải tiến các sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp với tình hình thị trường, tiếp tục phát triển mạng lưới cũng như đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực do đó chi phí quản lý và công cụ cũng tăng liên tục qua các năm. Ngoài ra, do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM khác trên địa bàn nên Chi nhánh phải đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, ưu đãi để thu hút khách hàng. Đặc biệt là cuộc chạy đua lãi suất, cũng như gia tăng các dịch vụ tiện ích, sản phẩm mới của các ngân hàng khác. Do đó, để tăng tính cạnh tranh và để có thể giữ khách hàng ngân hàng phải tốn nhiều chi phí cho hoạt động của mình. Cụ thể, là chi phí huy động vốn ngày càng tăng do mặt bằng lãi suất liên tục tăng, chi phí nâng cao chất lượng dịch vụ, các chương trình khuyến mãi dẫn đến chi phí quản lý không ngừng gia tăng.

Chi phí nhân viên: Khoản mục chi phí này chiếm khoảng 9,5% trong tổng chi phí của ngân hàng.

Chi phí tài sản: Do chính sách đầu tư tài sản của NHNA thì tất cả trụ sở của Chi nhánh và Phòng giao dịch trên địa bàn Khánh Hòa đa phần được mua và

xây dựng mới với chi phí khá lớn. Vì thế, khoản mục chi phí khấu hao hàng năm cho những tài sản trên thường chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí hoạt động.

Chi phí dự phòng: Như đã phân tích ở trên tỷ lệ nợ xấu luôn cao, nhiều khoản vay có tính chất phức tạp, việc xử lý thường mất nhiều thời gian và phát sinh nhiều khoản chi phí.

Một phần của tài liệu quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp nam á – chi nhánh nha trang (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)