Công suất sử dụng phòng

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nhằm thu hút khách tới khách sạnSheraton Hà Nội trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay (Trang 58 - 62)

- Dịch vụ in room dining – phục vụ ăn tại phòng 24/24h.

2.2.2.Công suất sử dụng phòng

Công suất phòng của khách sạn trong giai đoan 2004 – 2008 luôn tăng trưởng tốt, trung bình đạt từ 60% trở lên, trong mùa đông khách công suất phòng thường lên tới trên 90%. Đến cuối năm 2008, công suất phòng bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt đầu năm 2009, công suất phòng trung bình của khách sạn đã đạt mức thấp kỉ lục so với cùng kì các năm trước.

Để nhấn mạnh tác động của khủng hoảng kinh tế tới khách sạn, tác giả đề tài chỉ tập trung phân tích công suất phòng quí I/2009 so với quí I/2008.

Biểu đồ 2.3. So sánh công suất sử dụng phòng của khách sạn Sheraton Hà Nội quí I/2009 và quí I/2008

(Nguồn: Khách sạn Sheraton Hà Nội) Nhìn trên biểu đồ có thể thấy, công suất sử dụng phòng trung bình 4 tháng đầu năm 2009 của khách sạn giảm tới 40% so với cùng kì năm 2008. Thậm chí có ngày công suất sử dụng phòng của khách sạn đạt mức thấp kỉ lục là 32%. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến khách du lịch thắt chặt chi tiêu, hủy tour hàng loạt dẫn đến việc các công ty du lịch hủy đặt phòng. Công suất sử dụng phòng của tháng 3 chỉ tăng thêm 8% so với tháng 2, sang tháng 4 lại bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Điều này chứng tỏ các chính sách thu hút khách của khách sạn đã không có hiệu quả lâu dài.

2.2.3. Doanh thu

Số lượng khách đến lưu trú tại khách sạn chính là nguồn quyết định doanh thu chủ yếu của khách sạn từ việc bán dịch vụ lưu trú. Những năm đầu mới thành lập, doanh thu của khách sạn tăng trưởng khá ổn định do khách sạn thuộc tập đoàn Starwood – một tập đoàn khách sạn uy tín trên thế giới cùng với trang thiết bị mới và hiện đại.

Biểu đồ 2.4. Mức tăng trưởng doanh thu của khách sạn Sheraton Hà Nội giai đoạn 2004 - 2008

(Nguồn: Khách sạn Sheraton Hà Nội) Từ năm 2004 – 2006, doanh thu của khách sạn Sheraton Hà Nội luôn tăng trưởng rất ổn định, trung bình 15%/năm.

Năm 2007 ước tính doanh thu của khách sạn tăng rất cao, ước tính khoảng 15,2 triệu USD, tăng 40% so với năm 2006. Như đã phân tích ở trên, do việc đón tiếp Tổng thống Mỹ vào cuối năm 2006 cùng với sự kiện được bình chọn là một trong 15 nước tổ chức hội nghị hội thảo hàng đầu châu Á đã khiến cho lượng khách tới lưu trú tại khách sạn tăng mạnh, đặc biệt là khách thương gia và khách MICE. Thêm vào đó lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và đặc biệt là Hà Nội tăng rất cao khiến xảy ra tình trạng cháy phòng ở các khách sạn cao cấp.

Năm 2008, doanh thu của khách sạn vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm, chỉ đạt khoảng 7%. Điều này cho thấy thực tế hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn đã có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên khoảng cuối năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã tác động tới hoạt động kinh doanh của khách sạn khiến doanh thu giảm đáng kể.

Để thấy rõ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tới hoạt động kinh doanh của khách sạn, tác giả đề tài xét cụ thể doanh thu của khách sạn quí I/2009 so với quí I/ năm 2008 có thể thấy rõ điều này. Dịch vụ lưu trú là dịch vụ đem lại nguồn doanh thu chính cho khách sạn, thường chiếm tỉ lệ khoảng 50% tổng doanh thu của khách sạn (trong đó bộ phận thực phẩm đồ uống thường chiếm 40% tổng doanh thu và các dịch vụ khác chiếm khoảng 10%). Doanh thu của khách sạn giảm mạnh nguyên nhân chính là do sự suy giảm của công suất sử dụng phòng.

Bảng2.4. Doanh thu của khách sạn Sheraton Hà Nội

Đơn vị: USD

Năm 2008 1.258.040 1.220.450 1.822.240 1.556.660

Năm 2009 1.030.820 627.340 803.320 707.000

(Nguồn: Khách sạn Sheraton Hà Nội )

Biểu đồ 2.5. So sánh doanh thu của khách sạn Sheraton Hà Nội quí I/2009 và quí I/2008

Qua biểu đồ trên có thể thấy quí I/2008, doanh thu của khách sạn tăng trưởng rất cao, trung bình 4 tháng đầu năm đạt 1,5 triệu USD/tháng.

Trong khi đó doanh thu quí I/2009 lại suy giảm đáng kể cả. Doanh thu tháng 1/2009 giảm 20% so với tháng 1/2008. Tháng 2/2009 doanh thu của khách sạn đạt mức thấp kỉ lục 627.340 USD, giảm 48,5% so với cùng kì năm 2008. Điều này đã cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tới khách sạn. Tháng 3, doanh thu của khách sạn đã đạt 803.300, tăng khoảng 25% so với tháng 2 nhưng thực tế kinh doanh vẫn không hiệu quả vì mức doanh thu chỉ đạt được 50% so với tháng 3/2009.

Kết quả này đạt được là do cố gắng nỗ lực của Ban giám đốc và toàn bộ nhân viên của khách sạn. Khách sạn đã tham gia chương trình “Ấn tượng Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam phát động. Đồng thời đầu tháng 3 khách sạn đã tổ chức kễ kỉ niệm 5 năm thành lập khách sạn. Nhân dịp này khách sạn đã đưa ra hàng loạt các chương trình giảm giá khuyến mại để thu hút khách. Tuy nhiên so sánh doanh thu của tháng 3/2009 với cùng kì năm 2008 thì vẫn thấp hơn khoảng 50%. Tháng 4, doanh thu của khách sạn lại tiếp tục giảm 10%.

sách thu hút khách mà khách sạn đưa ra đã phần nào cải thiện được hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các chính sách này không có hiệu quả lâu dài, vì vậy cần phải triển khai thêm các chính sách mới phù hợp và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp nhằm thu hút khách tới khách sạnSheraton Hà Nội trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay (Trang 58 - 62)