9. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Sau khi tiến hành giảng dạy ở các lớp đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra và đánh giá học sinh bằng các câu hỏi (xem phụ lục 4.2). Kết quả thu được như sau (xem thêm phụ lục 5):
∗ Đối với lớp thực nghiệm (n = 650):
- Kết quả phân phối tần số điểm của lớp thực nghiệm Điểm
Số HS đạt điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp thực nghiệm (x) 0 13 25 32 57 80 187 180 60 16 Ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tính điểm trung bình bài kiểm tra lớp thực nghiệm: x =6,83 (1) Bước 2: Phương sai phép đo lớp thực nghiệm: Sx2 =2.85 (2)
- Kết quả phân phối tần số điểm của lớp đối chứng Điểm
Số HS đạt điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp đối chứng (y) 3 17 30 56 130 143 114 132 23 2
Ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tính điểm trung bình bài kiểm tra lớp đối chứng: y =5,62 (3) Bước 2: Phương sai phép đo lớp đối chứng: S2y =2.37(4)
∗ Để xác định tính khả thi của đề tài “Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”,chúng tôi áp dụng công thức toán thống kê tính giá trị kiểm định:
( ) 2 2 Y X S S n y x t + − = (5)
Thay thế các giá trị của biểu thức (1), (2), (3) và (4) vào biểu thức (5) ta có:
5 . 13 37 . 2 85 . 2 650 ) 62 , 5 83 , 6 ( ≈ + − = t
Tìm giá trị tα trong bảng student tương ứng với giá trị k = 2n - 2
⇒ k = 1300– 2 = 1298 và sai số phép đo tự chọn α =0,05 ta có tα=1,96.
KẾT LUẬN
1. Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI – thế kỉ trí tuệ mà con người giữ vai trò quyết định sự phát triển với xu thế toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao. Trong bối cảnh đó, giáo dục Việt Nam đã có những thay đổi để đào tạo những người lao động làm chủ đất nước, có trình độ văn hóa, thông minh, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Vì thế trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay nói riêng, việc áp dụng các phương pháp mới để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử là việc làm cần thiết. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử có nhiều phương cách, trong đó việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam rất cần thiết và có tầm quan trọng đối với nhận thức lịch sử của học sinh.
2. Việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn trong giảng dạy lịch sử có tầm quan trọng rất lớn. Nó không những hỗ trợ cho HS về mặt nhận thức lịch sử mà còn mang ý nghĩa giáo dục và phát triển cao, tạo được không khí học tập sôi nổi, gây sự hưng phấn cho việc học tập của HS. Đồng thời bài giảng của GV sẽ phong phú, hấp dẫn hơn, sẽ phát huy được tính tích cực của HS trong học tập nếu GV biết cách vận dụng tài liệu lịch sử thành văn trong giảng dạy và có biện pháp sư phạm thích hợp.
3. Để lựa chọn các đoạn tài liệu lịch sử thành văn đưa vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông có hiệu quả cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Lựa chọn tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực
của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục bộ môn.
+ Lựa chọn tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam phải góp phần làm rõ các sự kiện cơ bản được phản ánh trong SGK.
+ Lựa chọn tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam phải đảm bảo tính trực quan sinh động.
+ Lựa chọn tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của
HS trong dạy học lịch sử Việt Nam phải xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển khả năng tư duy cho HS.
4. Để đạt kết quả cao trong việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn trong dạy học lịch sử cần quán triệt một số nguyên tắc và biện pháp sau đây:
4.1. Các nguyên tắc: Phải phù hợp với nội dung cơ bản của bài học; Phải đảm bảo tính khoa học, tính Đảng; Phải đảm bảo phát huy tính tích cực của HS; Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn phải nhằm mục đích giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, thẩm mĩ, năng lực tư duy và hoạt động thực tiễn của HS; Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn phải nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn.
4.2. Các biện pháp sư phạm: Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử; Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để tạo biểu tượng về sự kiện, nhân vật lịch sử; Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để giải thích sự kiện lịch sử, khái niệm, thuật ngữ; Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để tường thuật, miêu tả; Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để nêu vấn đề; Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để khái quát, kết luận; Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để xây dựng các bài tập nhận thức; Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp với sơ đồ tư duy; Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp với các phương pháp dạy học khác.
5. Từ thực tiễn và kết quả thực nghiệm sư phạm đã cho thấy rõ rằng việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1965 đến 1975 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) là có tính khả thi và góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT.
6. Từ kết quả đạt được trong luận văn, từ thực tiễn dạy học hiện nay, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
Thứ nhất: Việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn trong dạy học ở trường phổ
thông hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả sử dụng trong dạy học còn hạn chế. Thực tế là do GV chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò về nguồn tài liệu này. Do đó, muốn sử dụng chúng có hiệu quả, trước hết phải thay đổi về mặt nhận thức và cải tiến phương pháp dạy học lịch sử.
Thứ hai: GV phải nghiên cứu kỹ nội dung SGK, chương trình, chuẩn kiến
thức kỹ năng và cần chịu khó sưu tầm, tìm kiếm, chọn lọc, biên soạn và sử dụng những đoạn tài liệu thành văn cho phù hợp. Nhà trường cần tạo mọi điều kiện cũng như khích lệ sự nỗ lực, sáng tạo của GV trong việc vận dụng phương pháp dạy học mới, trong quá trình sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử.
Thứ ba: Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, việc biên soạn sách
yêu cầu phải có tài liệu lịch sử thành văn đưa vào một cách cụ thể, tránh việc nêu chung chung làm cho các em thiếu cụ thể và đầy đủ về lịch sử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Anh (2002), “sử liệu học”, Bài giảng, khoa Sử ĐHSP-ĐH Huế.
2. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi và bài học, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Sách giáo viên Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954 – 1975), tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
5. Bộ quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2001), Lịch sử kháng chiến
chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, Tập V, Tổng tiến công và nổi dậy 1968,
NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Hoàng Nguyên Cát - Phạm Kỳ Tá (1995), Truyện kể Lịch sử lớp 5, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Chí (1993), “Hướng Cải tiến phương pháp dạy học lịch sử”, Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục tr.7-9 (6), Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao chất lượng hiệu
quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ,…(2009), Rèn
luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Lê Cung, Nguyễn Văn Hoa (2006), Giáo trình lịch sử Việt Nam (1954-2000). Bài giảng, khoa Sử ĐHSP-ĐH Huế.
11. Văn Tiến Dũng (1977), Đại thắng mùa Xuân, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 12. Đai-ri N.G (Đặng Bích Hà, Nguyễn Cao Lũy dịch) (1973), Chuẩn bị giờ học
lịch sử như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Trần Bá Đệ (Chủ biên), Lê Cung (2007), Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập 7, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
15. Êrôpheep N.A (Tập thể cán bộ giảng dạy khoa Sử trường ĐHSP Hà Nội I dịch) (1981), Lịch sử là gì?, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2005), Đại cương Lịch sử Việt Nam ( 1954 – 1975),
tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Tố Hữu (1991), Từ ấy chào năm 2000, NXB Thuận Hóa, Huế.
18. Kharlamốp I.F (Đỗ Thị Trang, Nguyễn Quang Ngọc dịch) (1979), Phát huy
tính tích cực của HS như thế nào?, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Kỳ (Chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người
học làm trung tâm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Đinh Xuân Lâm-Nguyễn Xuân Minh-Trần Bá Đệ, Lịch sử 12 Sách giáo viên,
tập 2, NXB giáo dục, Hà Nội.
21. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1998), Phát huy tính tích cực của học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (1999), Phương pháp luận sử học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
23. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002),
Phương pháp dạy học lịch sử, tập I, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
24. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (Đồng chủ biên) (2004), Phương pháp dạy học
Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Kiến thức lịch sử 12, tập 2, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
26. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2006), Nhập môn sử học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
27. Phan Ngọc Liên (2006), Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2007), Phương
pháp dạy học lịch sử, tập 2 (in lần thứ hai), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
29. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Vũ Dương Ninh, Trần Bá Đệ (đồng chủ biên) (2008), Sách giáo viên Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2005), Chiến dịch Hồ Chí Minh qua hồi ức
các tư lệnh và chính ủy, Hà Nội.
31. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2005), Một số văn kiện chỉ đạo tổng tiến
32. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2005), Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước, Hà Nội.
33. Nguyễn Thành Nhân (2008), Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy
học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1975 ở trường THPT Thừa Thiên Huế,
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội. 34. Hoàng Minh Thảo, Trịnh Thúc Huỳnh (2005), Đại thắng mùa Xuân năm 1975
sự kiện hỏi và đáp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Thư (1995), Lược sử Nga, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh.
36. Trần Vĩnh Tường (2004), Sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử thế giới
hiện đại (1945- nay) ở lớp 12 trường Trung học phổ thông, Báo cáo đề tài khoa
học công nghệ cấp Bộ, Mã số: B2005-09-07, Trường ĐHSP- Đại học Huế.
37. Phạm Hồng Việt (1982), Nguồn tài liệu cần thiết cho sự nhận thức Lịch sử thế
giới, NXB Thuận Hóa, Huế.
Webisite
38. Trương Hoàng Anh (2007), “Lược đồ Chiến dịch Tây Nguyên”,
http://tulieu.violet.vn, 31/08/2007.
39. Trương Hoàng Anh (2007), “Lược đồ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng”,
http://tulieu.violet.vn, 31/08/2007.
40. Trương Hoàng Anh (2007), “Lược đồ Chiến dịch Hồ Chí Minh”,
http://tulieu.violet.vn, 31/08/2007.
41. Bách khoa toàn thư mở (2014), “ Võ-Nguyên-Giáp”, www.vi.wikipedia.org,
10/2/2014
42. Nguyễn Trường Giang (2013), “Sơ đồ tư duy”, http://tư liệu.violet.vn,
03/2/2013.
43. Phạm Huy Hoạt (2013), “Hình Võ Nguyên Giáp”, http://bài giảng.violet.vn,
7/10/2013.
44. Nguyễn Hữu Nhân (2010), “Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập”,
http://bài giảng.violet.vn, 9/01/2010.
45. Nguyễn Hữu Nhân (2010), “Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập”,
http://bài giảng.violet.vn, 9/01/2010.
46. Nguyễn Hữu Nhân (2010), “Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập”,
http://bài giảng.violet.vn, 9/01/2010.
47. Nguyễn Đình Thế (2012), “Lược đồ Trận Vạn Tường – Quảng Ngãi (8-1965)”,
48. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), “Quân ta giải phóng Buôn Mê Thuột”,
http://tulieu.violet.vn, 24/04/2013.
49. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), “Quân ta giải phóng Buôn Mê Thuột”,