9. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để tạo biểu tượng về sự kiện,
và từ đó tư duy lịch sử phát triển.
Như vậy, việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử đang học, nhằm tạo cho HS có biểu tượng rõ ràng, cụ thể có hình ảnh, tăng thêm tính chất sinh động, gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tập của các em.
Ví dụ: Dạy bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ
xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973).” (SGK
Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn), khi nói đến âm mưu của Mỹ trong chiến lược chiến tranh cục bộ, GV sử dụng đoạn tài liệu sau:
Tiến hành Chiến tranh cục bộ ở miền Nam, Mỹ nhằm thực hiện âm mưu: - Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo được chủ lực ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ, hoặc rút về biên giới làm cho chiến tranh cách mạng tàn lụi dần
- Mở rộng và củng cố hậu phương của chúng, lập đội quân “bình định” kết hợp hoạt động càn quét với các hoạt động chính trị và xã hội lừa bịp; tung tiền, đổ của nhiều hơn nữa, cố thực hiện cho kỳ được “mặt trận thứ hai” nhằm tranh thủ “trái tim của nhân dân”, thực chất là giành lại dân (trước hết là nông dân ở vùng giải phóng), bắt họ trở lại ách kìm kẹp tàn bạo của Mỹ - Ngụy [16, tr. 201].
Sử dụng đoạn tư liệu trên sẽ tạo cho các em có hứng thú học tập tốt, tìm hiểu sâu hơn nội dung của mục này, qua đó hiểu rõ hơn âm mưu của Mỹ trong chiến lược chiến tranh cục bộ.
3.2.2. Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để tạo biểu tượng về sự kiện, nhân vật lịch sử lịch sử
Sự kiện lịch sử là cơ sở để khôi phục lại hình ảnh quá khứ để tiến hành khái quát lý luận. Cho nên việc chọn sự kiện trong dạy học lịch sử và cụ thể hóa các sự kiện lịch sử là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Do tính toàn diện của việc học tập lịch sử, các khóa trình và bài giảng cung cấp cho HS nhiều loại sự
kiện thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như: Sự kiện về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội…Muốn HS có hiểu biết đầy đủ về sự kiện, tăng thêm tính sinh động, gợi cảm của bài giảng, gây hứng thú học tập, cần phải sử dụng nguồn tài liệu thành văn.
Do đặc điểm của nhận thức lịch sử là HS không thể trực quan sinh động những sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy trong quá khứ cho nên trong quá trình giảng dạy, người GV phải giúp học sinh nắm các sự kiện, hiện tượng lịch sử để từ đó các em hình thành những biểu tượng về nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. Quá trình nhận thức của các em HS trong học tập lịch sử cũng tuân thủ quy luật chung của quá trình nhận thức. Đó là nó phải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính.
Tài liệu lịch sử thành văn được sử dụng để cụ thể hóa các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử đang học nhằm tạo cho HS có biểu tượng rõ ràng, cụ thể, có hình ảnh cụ thể về sự kiện, nhân vật lịch sử đó.
Việc tạo biểu tượng lịch sử còn có ý nghĩa giáo dục lớn đối với HS và chỉ thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của các em.
Như vậy, nội dung của một sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo hình ảnh về quá khứ, bằng những hoạt động của các giác quan: thị giác tạo nên những hình ảnh trực quan, thính giác đem lại những hình ảnh về quá khứ thông qua lời giảng, lời tường thuật, miêu tả của GV…
Sử dụng tài liệu thành văn để phát huy tính tích cực trong DHLS sẽ mạng lại cho các em nhận thức chính xác, sinh động về sự kiện, nhân vật, trên cơ sở đó tạo cho các em những cảm xúc lịch sử mạng mẽ, sâu sắc. Đó chính là con đường có hiệu quả để tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút bài học lịch sử.
Trong quá trình DHLS, người giáo viên cũng cần phải khắc sâu vào trí nhớ học sinh những hình ảnh, những thông tin về các nhân vật (cả nhân vật chính diện và cả nhân vật phản diện), hay nói cách khác là hình thành cho học sinh những biểu tượng về nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy mục III.2.2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, bài 23
“Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)” (SGK Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn), khi nói đến một trong
số các vị tướng chỉ huy của ta trong các chiến dịch, GV liên hệ đến đại tướng Võ Nguyên Giáp, GV giới thiệu hình ảnh chân dung đại tướng :
Ảnh 3.1. Võ Nguyên Giáp (Nguồn: [43])
Và kết hợp với đoạn tư liệu sau:
Võ Nguyên Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trongChiến tranh Đông Dương (1946– 1954) đánh bại thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.
Xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành người được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được đánh giá là một trong những vị tướng kiệt xuất trên thế giới.
Từ 1972 đến 1975
Cuốn hồi ức mang tên "Tổng hành dinh trong Mùa xuân đại thắng" do Võ Nguyên Giáp xuất bản lần đầu năm 2001 đã thuật lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975… Năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng cùng Tư lệnh trưởng Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên và chính ủy Đặng Tính đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dự kiến vào mùa Xuân 1975.
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng"... [41]
Bằng việc cung cấp cho HS đoạn tài liệu thành văn nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GV đã tạo được cho HS biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, về tài năng của Đại tướng .Thông qua đoạn tư liệu trên đã có ý nghĩa giáo dục lớn đối với HS và chỉ thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của các em, làm cho các em càng khâm phục và yêu quý hơn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kết hợp với giọng nói truyền cảm ấm áp của mình, người GV phải hướng dẫn cho HS nhận thức được vì sự nghiệp cứu nước của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với mong muốn duy nhất là giành độc lập cho dân tộc, qua đó giáo dục
bối vì sự nghiệp cách mạng nói chung, từ đó khích lệ lòng yêu nước cho HS.