Những nguyên tắc cơ bản để lựa chọn tài liệu lịch sử thành văn để dạy học

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 42 - 48)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Những nguyên tắc cơ bản để lựa chọn tài liệu lịch sử thành văn để dạy học

lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Thứ nhất, lựa chọn tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục bộ môn

Quá trình dạy học gồm các nhân tố cơ bản sau: mục tiêu, nhiệm vụ, nội

dung dạy học, thầy và hoạt động dạy, trò và hoạt động học, các phương pháp và phương tiện dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Do đó, trong việc xác định mục đích, yêu cầu bài học là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của một giờ học. Trên cơ sở đó GV khai thác nội dung, sử dụng biện pháp và cách thức tổ chức giờ học sao cho hiệu quả nhất.

Để sử dụng tài liệu lịch sử thành văn trong dạy học lịch sử Việt Nam có hiệu quả, GV phải nỗ lực lao động sư phạm. Trước hết, phải làm rõ mục đích, yêu cầu giáo dục bộ môn qua từng bài học, trên cơ sở mục đích đã xác định, GV tiến hành lựa chọn những nội dung cơ bản, lựa chọn biện pháp sư phạm thích hợp cho từng nội dung, từng bài cụ thể.

thức cơ bản của môn học. Mục tiêu của từng bài học lịch sử góp phần thực hiện một phần mục tiêu chung của cả chương hay cả khóa trình và môn học.

Mục tiêu được xác định đúng là cơ sở để GV lựa chọn khoa học, nắm vững chắc sự kiện, biểu tượng, khái niệm lịch sử cụ thể, xác định mức độ trình bày các sự kiện, hiện tượng hợp lý, có hiệu quả, tiến hành việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Đồng thời, việc xác định rõ ràng, chính xác mục tiêu bài học giúp GV lựa chọn một cách đúng đắn, hợp lý các hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học để đạt hiệu quả cao nhất.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử, căn cứ vào mục tiêu đào tạo, mục tiêu của từng bài học bao gồm ba mặt: giáo dưỡng (bồi dưỡng về kiến thức), giáo dục (thái độ, tình cảm, tư tưởng, đạo đức), và phát triển (năng lực nhận thức, trong đó quan trọng là năng lực tư duy và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo…) mà lựa chọn tài liệu thành văn để tiến hành các bài học lịch sử.

Ví dụ: Khi dạy bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc

Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)” (SGK

Lịch sử 12, Chương trình chuẩn) mục tiêu của bài học được xác định như sau:

- Về kiến thức: Cần giúp cho HS có những hiểu biết về cuộc chiến đấu của

quân dân ta ở miền Nam đánh bại liên tiếp hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”; quân dân ta ở miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ; về sự kết hợp giữa cách mạng hai miền Nam – Bắc, giữa tiền tuyến và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước; về sự phối hợp chiến đấu giữa ba dân tộc ở Đông Dương chống kẻ thù chung; về những thắng lợi to lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam và trong trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 ở miền Bắc, đã buộc Mĩ kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và rút hết quân về nước.

- Về tư tưởng, thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội,

tình cảm ruột thịt Bắc – Nam, tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc ở Đông Dương , niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ của cách mạng.

- Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ

ở miền Nam, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trong hai lần và chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”, tinh thần chiến đấu, lao động sản xuất xây dựng miền Bắc; tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc ở Đông Dương và ý nghĩa thắng lợi của quân dân ta ở hai miền đất nước; kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ chiến sự, tranh, ảnh trong sách giáo khoa.

Ví dụ: khi giảng nội dung lịch sử ở mục I.1. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam, bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế

quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)”

(SGK Lịch sử 12, Chương trình chuẩn), khi nói đến âm mưu của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, có thể sử dụng đoạn tài liệu sau:

Tiến hành Chiến tranh cục bộ ở miền Nam, Mỹ nhằm thực hiện âm mưu: - Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo được chủ lực ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ, hoặc rút về biên giới làm cho chiến tranh cách mạng tàn lụi dần

- Mở rộng và củng cố hậu phương của chúng, lập đội quân “bình định” kết hợp hoạt động càn quét với các hoạt động chính trị và xã hội lừa bịp; tung tiền, đổ của nhiều hơn nữa, cố thực hiện cho kỳ được “mặt trận thứ hai” nhằm tranh thủ “trái tim của nhân dân”, thực chất là giành lại dân (trước hết là nông dân ở vùng giải phóng), bắt họ trở lại ách kìm kẹp tàn bạo của Mỹ - Ngụy [16, tr. 201]

Sử dụng đoạn tư liệu trên, có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn âm mưu và thủ đoạn mới của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” mà Mĩ tiến hành ở miền Nam từ giữa năm 1965, qua đó thấy rõ quân dân miền Nam đã anh dũng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ như thế nào.

Thứ hai, lựa chọn tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam phải góp phần làm rõ các sự kiện cơ bản được phản ánh trong sách giáo khoa

Trong giờ học, GV không thể liệt kê tài liệu lịch sử thành văn có liên quan đến bài giảng. Nó vừa không đảm bảo về mặt thời gian, vừa làm cho giờ học thêm nặng

một mục, một bài cụ thể, GV chọn tài liệu lịch sử thành văn nào làm rõ đơn vị kiến thức đang học. Điều này thể hiện tính mục đích, tránh trình bày dàn trải, mà hướng dẫn cho HS làm việc với các nguồn tài liệu, rút ra những hiểu biết cần thiết.

Ví dụ: Khi dạy mục III.2.a. Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 24-3), bài 23: “Khôi phục và phát triển kinh - tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn

toàn miền Nam (1973 – 1975” (SGK Lịch sử 12, Chương trình chuẩn).

GV sử dụng tài liệu lịch sử thành văn sau:

Tây Nguyên hồi đó gồm 5 tỉnh Công Tum, Gia Lai, Phú Bổn, Đắc Lắc và Quảng Đức là một chiến trường rừng núi nối liền với vùng ven hiểm trở. Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên thì địch ở đây có 1 sư đoàn chủ lực, 7 liên đoàn biệt động quân (tương đương với 10 trung đoàn) và 4 thiết đoàn xe tăng thiết giáp. Chúng đã bố trí trong thế phòng ngự hoàn chỉnh, nhưng do phán đoán sai ý định của ta, cho rằng nếu đánh Tây Nguyên ta sẽ đánh phá phía Bắc nên tập trung lực lương giữ lấy Plâycu, Kon Tum; Ở Nam Tây Nguyên, cụ thể là Đắc Lắc với 150.000 dân là một trung tâm chính trị và kinh tế của địch, là nơi đóng sở chỉ huy của sư đoàn 23. Ở đây, địch cũng có sai lầm trong việc đánh giá ta. Chúng cho rằng năm 1975 ta chưa đủ sức đánh thị xã lớn và thành phố, dù có đánh cũng không giữ được nếu chúng phản kích lại [11, tr.43-44]

Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn trên nhằm giải thích: vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975, giúp cho HS nắm rõ các sự kiện cơ bản trong SGK và hướng dẫn các em

đọc thêm tài liệu, làm các bài tập ở nhà. Nhấn mạnh thắng lợi của Chiến dịch Tây nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

Thứ ba, lựa chọn tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam phải đảm bảo tính trực quan sinh động.

Tài liệu lịch sử thành văn là một trong những phương tiện có thể giúp HS trực quan được lịch sử quá khứ, nhưng phải trình bày bằng ngôn ngữ sinh động, súc tích, đầy biểu cảm,... Tài liệu lịch sử thành văn kết hợp với các đồ dùng

trực quan phù hợp sẽ phát triển được óc quan sát, trí tưởng tượng, phát triển khả năng ngôn ngữ và tư duy.

Ví dụ: Khi dạy mục III.1.a. Chiến dịch Tây Nguyên, bài 23: “Khôi phục và

phát triển kinh - tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975” (SGK Lịch sử 12, Chương trình chuẩn), GV cho học sinh quan sát bức ảnh

Quân ta giải phóng Buôn Mê Thuột

Ảnh 2.1.Quân ta giải phóng Buôn Mê Thuột (Nguồn: [48])

Và kết hợp với đoạn miêu tả để giải quyết câu hỏi: Vì sao ta chọn Buôn Ma Thuột làm trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên?

Buôn Mê Thuột là một vị trí xung yếu nhưng trước khi ta đánh, địch bố trí lực lượng không mạnh lắm, có nhiều sơ hở, càng vào bên trong thị xã lực lượng càng mỏng.

Giải phóng Buôn Mê Thuột thì đạp vỡ được hệ thống phòng ngự của địch ở Tây Nguyên, tạo ra một thế trận hiếm và có động cơ thể làm thay đổi nhanh cực diện chiến trường. [11, tr. 44].

Chính bức ảnh Quân ta giải phóng Buôn Mê Thuột được sử dụng kết hợp đoạn miêu tả trên đã nêu bật biểu tượng trận đánh Buôn Mê Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên ở mùa xuân 1975 là một trận đánh điểm huyệt, tạo nên chiến thắng ở chiến dịch Tây Nguyên.

Thứ tư, lựa chọn tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam phải xuất phát từ việc đổi mới

phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển khả năng tư duy cho HS.

Dạy học là quá trình nhận thức của thầy và trò, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi người. Tuy nhiên, sự nhận thức này phải tuân thủ quy luật nhận thức nói chung và một loạt các hành động tích cực tự nhiên.

Vấn đề đặt ra là với nguồn tài liệu lịch sử thành văn đã xác định, khi dạy học cần sử dụng bằng biện pháp sư phạm nào nhằm có thể phát huy tính tích cực, nhận thức cho HS? Để làm được điều đó, qua thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập nhận thức, việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp,.. là những biện pháp có ưu thế nhất trong việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để dạy học nêu vấn đề. GV cần trang bị cho các em phương pháp nhận thức khoa học. Qua đó, tạo được biểu tượng bền vững trong trí nhớ HS, giúp các em hiểu được LSDT một cách sâu sắc, từ đó làm cho các em nảy sinh niềm tự hào, gắn bó với quê hương,

Ví dụ: Khi dạy mục IV.1. Nguyên nhân thắng lợi, bài 23: “Khôi phục và phát

triển kinh - tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975”

(SGK Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn), GV có thể đặt câu hỏi: Những nét nổi bật

về nghệ thuật chỉ đạo của Đảng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam? Để giúp HS trả lời, GV cung cấp cho HS đoạn tư liệu sau:

Là bước phát triển ở giai đoạn chín muồi trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, là kết quả hợp thành của tất cả những lực lượng, những yếu tố làm nên sức mạnh tất thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 đã diễn ra với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Chỉ trong 55 ngày đêm với sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị, quân và dân ta đã giành được toàn thắng bằng ba trận đánh then chốt: Trận mở đầu đánh Buôn Ma Thuột giải phóng toàn bộ Tây Nguyên; trận thứ hai giải phóng Huế, Đà Nẵng và quét sạch địch ở ven biển miền Trung; trận kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh còn lại của Nam Bộ. Hơn một triệu quân ngụy và cả bộ máy ngụy quyền bị đập tan, chế độ thực dân mới được Mĩ dốc sức xây dựng qua năm đời tổng thống, hoàn toàn sụp đổ. [20, tr.140]

2.3. Hệ thống tài liệu lịch sử thành văn cần khai thác, sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến 1975 ở trường Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w