9. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Nội dung điều tra
- Đối tượng giáo viên: Chúng tôi trao đổi ý kiến với GV, đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan để khảo sát, tìm hiểu về phương pháp sử dụng tài liệu thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1965 đến 1975. Nội dung điều tra chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
+ Điều tra nhận thức của GV về việc sử dụng tài liệu thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1965 đến 1975
+ Tình hình sử dụng tài liệu thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1965 đến 1975
+ Những khó khăn, thuận lợi của việc sử dụng tài liệu thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1965 đến 1975
+ Hiệu quả của việc sử dụng tài liệu thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1965 đến 1975
- Đối tượng học sinh:
Công tác điều tra được tiến hành bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi mở để học sinh bày tỏ ý kiến về vấn đề nêu trên, tập trung vào một số nội dung sau đây :
+ Sự hứng thú của học sinh với bộ môn Lịch sử.
+ Sự hứng thú của học sinh khi GV sử dụng tài liệu thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1965 đến 1975
+ Những hiểu biết của các em về tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến 1975.
+ Ý nghĩa, vai trò của việc sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến 1975.
+ Về sự cần thiết đa dạng hoá các hình thức dạy học để các em hứng thú hơn đối với việc học tập bộ môn.