Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để khái quát, kết luận

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 77 - 78)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.6.Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để khái quát, kết luận

Đặc trưng của dạy học lịch sử là: Tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử. Để tiến hành khái quát, kết luận các nội dung lịch sử, GV có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó việc sử dụng tài liệu thành văn có thể xem là một biện pháp mới, khá hiệu quả.

Khái quát, kết luận là một phương pháp hiệu quả được GV sử dụng sau mỗi phần và mỗi bài học. Khái quát, kết luận giúp HS nắm vững vấn đề một cách tổng quát, giúp HS nhận thức rõ được bản chất, đánh giá đúng vấn đề sự kiện và hiện tượng lịch sử.

Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để rút ra kết luận khái quát trong dạy học lịch sử giúp HS hiểu rõ hơn về kết luận đưa ra, GV có thể sử dụng các đoạn tư liệu lịch sử để minh họa.

Ví dụ: Trong dạy học bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống

đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973).” (SGK Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn), GV có thể khái quát và rút ra kết

thúc thắng lợi của quân dân hai miền Nam - Bắc từ năm 1965 đến 1968 bằng việc sử dụng đoạn tư liệu lịch sử sau để minh họa:

Năm 1968 kết thúc với những thắng lợi hết sức to lớn của quân và dân ta trên cả hai miền. Ở miền Nam, bằng sức mạnh của chiến tranh nhân dân phát triển đến trình độ cao, kết hợp chặt chẽ hai phương thức tiến hành chiến tranh (chiến tranh nhân dân địa phương và chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực), bằng sức mạnh của hai lực lượng chính trị và vũ trang, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, kết hợp chiến tranh cách mạng với khởi nghĩa vũ trang, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, nắm đúng thời cơ thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, quân và dân ta đã làm phá sản chiến lược “tìm diệt” của đế quôc Mĩ.

Ở miền Bắc, dựa vào sức mạnh mọi mặt của chế độ xã hội chủ nghĩa, quân và dân ta đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân với một chất lượng mới, vừa mang tính quần chúng sâu rộng, vừa có trình độ hiện đại ngày càng cao, đã phát huy được hiệu quả chiến lược của hai phương thức tiến hành chiến tranh, kết hợp chặt chẽ đánh địch và phòng tránh, chiến đấu và bảo

đảm giao thông vận tải, sản xuất với chiến đấu, bảo vệ hậu phương với chi viện tiền tuyến nên đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.

Thắng lợi của nhân dân ta trên cả hai miền, đặc biệt là thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt tết Mậu thân 1968 đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, chịu ngồi vào đàm phán ở Hội nghị Pari và phải tìm cách rút dần ra khỏi cuộc chiến tranh [25, tr.131].

Sử dụng đoạn tư liệu trên, GV đã khái quát và rút ra kết luận về những yếu tố góp phần dẫn đến những thắng lợi to lớn của quân dân hai miền Nam - Bắc từ năm 1965 đến 1968.

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 77 - 78)