9. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Phải đảm bảo tính khoa học, tính Đảng
Tính khoa học thể hiện ở việc vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc nhận thức lịch sử, “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
Tính khoa học được thể hiện ở việc lựa chọn các sự kiện phải là cơ bản, chính xác nhất, rõ ràng nhất và tạo điều kiện hình thành cơ sở cho HS hiểu biết lịch sử. Sự kiện cơ bản là sự kiện quan trọng nhất của quá trình lịch sử đó, nếu GV không hình thành được sự kiện, HS sẽ không hiểu bài. Việc lựa chọn đúng sự kiện cơ bản có ý nghĩa lớn về giáo dục và phát triển tư duy HS.
Sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử một cách thích hợp, trước hết cần phải đảm bảo tính khoa học. Tính khoa học sẽ quyết định chất lượng của việc dạy học. Tính khoa học thể hiện ở những điểm sau:
- Phải cung cấp cho HS những sự kiện cơ bản, chính xác, rõ ràng nhất. Phải xác định đúng không gian, thời gian của các sự kiện lịch sử.
- Trên cơ sở những sự kiện cụ thể, rút ra kết luận khái quát, tìm ra bản chất, mối quan hệ nhân quả, sự phát triển có tính quy luật của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Đảm bảo những nguyên tắc của phương pháp luận sử học, quan điểm lịch sử trong việc đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tránh “hiện đại hóa” lịch sử đi đến xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử.
Tính khoa học còn phải gắn liền với tính Đảng, đảm bảo tính Đảng khi sử dụng tài liệu thành văn trong DHLS thể hiện ở chỗ GV đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chỉ đạo của Đảng để hướng dẫn HS khai thác tri thức lịch sử.
Tính Đảng của việc dạy học lịch sử vừa bảo đảm cung cấp cho HS tri thức thực sự khoa học, vừa phải đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản để đánh giá ý nghĩa sự kiện, vai trò của nhân vật để góp phần giáo dục tư tưởng cộng sản chủ nghĩa cho các em.
Đường lối chính sách của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng là biểu hiện cao nhất của tính Đảng trong công tác giáo dục. Đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng chính là cơ sở giúp chúng ta nhận thức đúng đắn những vấn đề của quá khứ và hiện tại, giúp chúng ta xây dựng
nội dung bài giảng vừa bảo đảm tính khoa học, tính hiện đại, vừa có tác dụng giáo dục sâu sắc.
Tính khoa học và tính Đảng có sự thống nhất biện chứng với nhau: “Không
thể tách tính khoa học khỏi tính Đảng vô sản và ngược lại, vì làm như vậy, bản thân khoa học sẽ mất hiệu lực và không thể giải thích nhiều vấn đề lịch sử quan trọng. Trái lại, gắn liền tính khoa học và tính Đảng vô sản sẽ làm cho hiệu quả của việc nghiên cứu lịch sử tăng lên” [26, tr.141].
Ví dụ: Tính khoa học gắn liền với tính Đảng, có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong dạy học lịch sử bài 23: “Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải
phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)”, (SGK Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn),
mục IV.1.Nguyên nhân thắng lợi, cho phép GV bổ sung vào bài học các nguồn tư liệu về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) :
Cuộc kháng chiến chống Mĩ là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài. Đi đôi với việc tổ chức lực lượng chiến đấu trong cả nước, Đảng hết sức coi trọng việc xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng ở miền Nam. Đó là các Đảng bộ miền Nam được củng cố, tôi luyện thành những bộ tham mưu dày dạn trên tiền tuyến lớn; là khối liên minh công nông mà Đảng ta đã dày công xây đắp trong cách mạng dân tộc dân chủ; là đội quân chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, hai lực lượng chiến đấu cơ bản trong chiến tranh cách mạng; là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo, mặt trận yêu nước bao gồm các đoàn thể của công nhân, nông dân, thanh niên,phụ nữ, học sinh, trí thức, các tổ chức tôn giáo và đại biểu các dân tộc, là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đã cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng động viên và tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân miền Nam kháng chiến cứu nước và tranh thủ ngày càng rộng rãi sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân và chính phủ nhiều nước trên thế giới.
Thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thắng lợi của cả hai chiến lược cách mạng được tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong đó, như Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng đã chỉ rõ và ngày nay được toàn bộ thực tiễn chứng minh, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay
định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.
Thật vậy, không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt 16 năm qua, luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt từ năm 1965, khi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành trung ương Đảng khẳng định chống Mĩ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thì miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội.[25, tr.161]
Sử dụng đoạn tư liệu trên nhằm làm phong phú hơn nội dung SGK, giúp HS nhận thức lịch sử một cách cụ thể, sinh động và sâu sắc. Điều này đòi hỏi GV phải đứng vững trên lập trường, quan điểm giai cấp, đường lối của Đảng, quán triệt chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh , qua đó góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, thái độ cho HS, giáo dục truyền thống yêu nước cho HS, giáo dục cho HS lòng tôn kính, biết ơn và tự hào đối với các anh hùng dân tộc từ đó cố gắng học tập và trau dồi đạo đức để xứng đáng là người con đất Việt, không đi ngược lại truyền thống hào hùng của dân tộc mình.