Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để xây dựng các bài tập nhận

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 78 - 80)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.7.Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để xây dựng các bài tập nhận

Theo N.G Đairi bài tập nhận thức còn gọi là bài tập tư duy, bài tập chỉ dẫn, bài tập lôgic, bài tập nêu vấn đề, bài tập này “nhấn mạnh đến điều chủ yếu tức là việc học sinh chế biến lại các tài liệu cảm thụ một cách tự lập lôgic và tự lập chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lôgic trong quá trình giải quyết vấn đề” [11, tr. 98]

Trong quyển “ Phương pháp dạy học lịch sử ” các tác giả cho rằng, hệ thống bài tập nhận thức đề cập đến những vấn đề mà HS cần nắm vững, để khôi phục lại các hình ảnh của quá khứ và chủ yếu đi sâu vào nội dung rộng hơn câu hỏi kiểm tra, nó đòi hỏi thời gian, công sức của HS nhiều hơn và tác dụng của nó cũng cao hơn. Vì vậy, có thể nhận thấy rằng bài tập nhận thức trong bài học lịch sử là tình huống có vấn đề, mà trong quá trình giải quyết HS phải biết vận dụng các kiến thức đã học, những tài liệu liên quan, biết tìm tòi, sáng tạo. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học lịch sử thống nhất rằng, bài tập nhận thức phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Làm cho học sinh nhận thức được các sự kiện lịch sử cơ bản, mối liên hệ giữa chúng với nhau.

- Khôi phục được các bức tranh lịch sử một cách khách quan như nó đã xảy ra theo trình độ và yêu cầu của từng lớp học.

- Phân tích các sự kiện trong tình huống có vấn đề, rút ra được bản chất đặc trưng các sự kiên, quy luật lịch sử.

- Vận dụng các kiến thức đã biết để nhận thức bài mới, phục vụ hoạt động thực tiễn, phát triển năng lực sáng tạo và năng lực thực hành của HS.

Bài tập nhận thức đề cập đến những vấn đề mà HS cần nắm để khôi phục hình ảnh quá khứ và chủ yếu đi sâu vào bản chất sự kiện. Tuy nhiên, tùy theo từng nội dung và trình độ mà những bài tập nhận thức nhỏ được giới hạn ở phạm vi yêu cầu của câu hỏi (trao đổi hay kiểm tra) hoặc một số câu hỏi mang nội dung bài tập nhận thức.

Như vậy bài tập nhận thức được diễn đạt dưới dạng câu hỏi hoặc có ý kiến khác nhau mà GV đưa ra cho HS đánh giá để trả lời. Bài tập GV đưa ra học sinh vận dụng các thao tác tư duy như phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu trong trí tuệ của HS. Do đó bài tập nhận thức rèn luyện năng lực tích cực, độc lập suy nghĩ khi giải quyết vấn đề nhằm phát triển tư duy, phát triển khả năng lập luận, lý giải cho HS.

Dạy học lịch sử có nhiều con đường, biện pháp để phát triển tư duy HS, một trong những biện pháp đó là sử dụng tài liệu thành văn để xây dựng hệ thống bài tập nhận thức.

Đối với giờ học lịch sử nội khóa, việc thiết kê bài tập trên cơ sở tài liệu thành văn có thể nêu ra vào đầu giờ học hoặc trước mỗi mục nhằm tập trung sự chú ý và lôi cuốn HS. Câu hỏi phải mang tính chất là một bài tập nhận thức nhưng phải tập trung vào những nội dung cơ bản của bài học.

Ví dụ: Khi dạy bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc

Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)” (SGK

Lịch sử 12- chương trình Chuẩn), trong phần mở đầu, GV có thể nêu vấn đề: Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã đẩy cuộc chiến tranh ở miền Nam lên mức cao hơn là “Chiến tranh cục bộ”, lính viễn chinh Mỹ được đưa ồ ạt sang miền Nam Việt Nam (giữa 1965) với những sư đoàn sừng sỏ, vũ khí hiện đại với chiến lược 2 gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” để tiêu diệt cách mạng miền Nam, cộng với tăng cường bắn phá miền Bắc để chặn đứng từ gốc những đòn tấn công của “Việt cộng”, giành thắng lợi quyết định, xoay chuyển tình thế trên chiến trường miền Nam. Vậy trong giai đoạn 1965 - 1973 chúng ta đã giành được những thắng lợi gì về chính trị, quân sự, ngoại giao?

Như vậy, ngay từ đầu bài học, GV đã tạo ra tình huống có vấn đề,tạo sự hứng thú và tạo tâm thế cho HS giải quyết các vấn đề đặt ra, góp phần hoàn thành nhiệm vụ giờ học và để góp phần giải quyết các vấn đề nêu ra, GV sẽ cung cấp cho HS những đoạn tư liệu thành văn có liên quan đến bài học.

HS, hướng các em chú ý vào giờ học. Vì thế GV phải tạo ra tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS biết đặt và giải quyết câu hỏi nhận thức.

Ví dụ: Khi dạy mục IV.1.Nguyên nhân thắng lợi, bài 23 “Khôi phục và phát

triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)”

(SGK Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn), GV có thể đặt câu hỏi: Những nét nổi bật

về nghệ thuật chỉ đạo của Đảng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam? Để giúp HS trả lời, GV cung cấp cho HS đoạn tư liệu sau:

Là bước phát triển ở giai đoạn chín muồi trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, là kết quả hợp thành của tất cả những lực lượng, những yếu tố làm nên sức mạnh tất thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 đã diễn ra với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Chỉ trong 55 ngày đêm với sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị, quân và dân ta đã giành được toàn thắng bằng ba trận đánh then chốt: Trận mở đầu đánh Buôn Ma Thuột giải phóng toàn bộ Tây Nguyên; trận thứ hai giải phóng Huế, Đà Nẵng và quét sạch địch ở ven biển miền Trung; trận kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh còn lại của Nam Bộ. Hơn một triệu quân ngụy và cả bộ máy ngụy quyền bị đập tan, chế độ thực dân mới được Mĩ dốc sức xây dựng qua năm đời tổng thống, hoàn toàn sụp đổ [20, tr.140]

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 78 - 80)