Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để nêu vấn đề

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 75 - 77)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề là xu hướng tất yếu nhằm đề cao vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của HS, tránh lối nhồi nhét các sự kiện, bắt HS học thuộc lòng. Trong dạy học nêu vấn đề để HS suy nghĩ, tìm cách giải quyết nhằm phát triển tư duy, độc lập của các em.

Điều quan trọng là trong quá trình hướng dẫn HS nhận thức, GV cần tạo ra những tình huống có vấn đề ở các mức độ khác nhau phù hợp với trình độ của HS trong lớp, để giúp các em giải quyết. Một trong những biện pháp nhận thức phù hợp với đặc trưng nhận thức lịch sử là cung cấp tài liệu, phương pháp dạy học trong đó có sử dụng tài liệu lịch sử thành văn, trên cơ sở mà tạo tình huống có vấn đề và yêu cầu HS giải quyết hoặc HS tự phát hiện ra vấn đề và tự giải quyết trên cơ sở hướng dẫn của GV. Phương pháp dạy học tạo ra những tình huống có vấn đề thường là đặc trưng của các câu hỏi nhận thức (câu hỏi phát hiện). Đây là loại câu hỏi yêu cầu HS trên cở sở tài liệu, sự kiện cơ bản nêu ra những mối liên hệ bên trong giữa chúng, nghĩa là các em phải suy nghĩ trả lời để tìm ra kiến thức mới. Loại câu hỏi này thuộc mức độ nhận thức cao.

Tạo ra một tình huống có vấn đề, trong đó có mâu thuẫn nhận thức mà HS hứng thú, thỏa mãn nhu cầu và phù hợp với năng lực của các em (tính vừa sức). Để tạo ra một tình huống có vấn đề đòi hỏi người dạy phải có tri thức, kinh nghiệm, có sự nhạy cảm cần thiết, nắm được nhu cầu, nguyện vọng của HS, có tinh thần yêu nghề và đầu tư nhiều công sức khi chuẩn bị giáo án.

Trong dạy học lịch sử, tài liệu thành văn là một trong những nguồn quan trọng có thể sử dụng nhằm tạo ra tình huống có vấn đề lịch sử. Qua đó, tạo sự hứng thú và tạo tâm thế cho HS giải quyết các vấn đề đặt ra, góp phần hoàn thành nhiệm vụ giờ học.

Mở đầu bài học, GV phải kích thích, động viên, tạo động lực học tập sao cho học sinh học tập với tinh thần tích cực, tự giác và hứng thú.

Ví dụ: Khi dạy mục III.2.a. Chiến dịch Tây Nguyên” bài 23 “Khôi phục và

phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975)” (SGK Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn), GV có thể sử dụng đoạn tư liệu:

Tây Nguyên hồi đó gồm 5 tỉnh Công Tum, Gia Lai, Phú Bổn, Đắc Lắc và Quảng Đức là một chiến trường rừng núi nối liền với vùng ven hiểm trở. Khi ta chuẩn bị đánh Tây Nguyên thì địch ở đây có 1 sư đoàn chủ lực, 7 liên đoàn biệt động quân (tương đương với 10 trung đoàn) và 4 thiết đoàn xe tăng thiết giáp. Chúng đã bố trí trong thế phòng ngự hoàn chỉnh, nhưng do phán đoán sai ý định của ta, cho rằng nếu đánh Tây Nguyên ta sẽ đánh phá phía Bắc nên tập trung lực lương giữ lấy Plâycu, Kon Tum; Ở Nam Tây Nguyên, cụ thể là Đắc Lắc với 150.000 dân là một trung tâm chính trị và kinh tế của địch, là nơi đóng sở chỉ huy của sư đoàn 23. Ở đây, địch cũng có sai lầm trong việc đánh giá ta. Chúng cho rằng năm 1975 ta chưa đủ sức đánh thị xã lớn và thành phố, dù có đánh cũng không giữ được nếu chúng phản kích lại. Vì vậy, Buôn Mê Thuột là một vị trí xung yếu nhưng trước khi ta đánh, địch bố trí lực lượng không mạnh lắm, có nhiều sơ hở, càng vào bên trong thị xã lực lượng càng mỏng

Giải phóng được Buôn Mê Thuột thì đập vỡ được hệ thống phòng ngự của địch ở Tây Nguyên, tạo ra một thế trận hiếm và có động cơ có thể làm thay đổi nhanh cục diện chiến trường [11, tr.43-44].

Từ đoạn tư liệu này, GV có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao Bộ chính trị Trung

ương Đảng quyết định chọn Buôn Ma Thuột làm điểm đánh đòn mở màn?

Để trả lời được câu hỏi này HS phải huy động vốn kiến thức sẵn có, kết hợp với kiến thức có trong SGK, đoạn tư liệu trên và sự hướng dẫn của GV để trả lời.

Từ đó, sẽ tạo ra hứng thú, lôi cuốn học sinh tiếp tục tìm hiểu diễn biến và kết quả của chiến dịch này.

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 75 - 77)