Phải đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 61 - 67)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Phải đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh

Trong dạy học lịch sử, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho các em, GV không chỉ cho HS chép những kiến thức có sẵn, bắt các em học thuộc lòng, rồi kiểm tra việc các em ghi nhớ như thế nào mà phải biết cách khơi dậy năng lực tư duy, khả năng sáng tạo và sự hiểu biết của HS. Nói cách khác, trong quá trình dạy học, người GV phải bằng mọi biện pháp để phát huy tính tính cực, độc lập, sáng tạo của HS. Bởi vì học lịch sử không chỉ đơn thuần để biết sử mà quan trọng hơn là phải hiểu sử. Tính tích cực trong nhận thức, đặc biệt trong tư duy sẽ đảm bảo cho HS lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu kiến thức lịch sử, gợi dậy những xúc cảm lịch sử, tạo cơ sở để giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS,

góp phần phát huy năng lực nhận thức, đặc biệt là những thao tác và chất lượng tư duy lịch sử, năng lực thực hành, kỹ năng, kỹ xảo của HS.

Vấn đề đặt ra là nguồn tài liệu thành văn đã xác định, khi dạy học cần sử dụng bằng biện pháp sư phạm nào nhằm có thể phát huy tính tích cực của nhận thức cho HS? Qua thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy rằng, việc sử dụng hệ thống câu hỏi phát vấn, việc tổ chức cho các em trao đổi, thảo luận, việc đề ra câu hỏi bài tập nhận thức, việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp…là những biện pháp có ưu thế nhất.Mặt khác, muốn phát huy tính tích cực cho HS, khi sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học, GV cần trang bị cho các em phương pháp nhận thức khoa học. Điều này được thể hiện trên cơ sở sự kiện, HS đi đến phân tích đánh giá, tìm ra nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa. Qua đó sẽ tạo được biểu tượng bền vững trong trí nhớ HS, giúp HS hiểu sử một cách sâu sắc.

Trong dạy học lịch sử đòi hỏi người GV phải lựa chọn những tư liệu chính xác, cơ bản, phù hợp với sự kiện cơ bản. Sử dụng tài liệu thành văn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông không chỉ dừng ở việc minh họa, mà phải cụ thể hóa kiến thức, phải xem nó là nguồn nhận thức. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng quá tải và giúp các em hiểu sâu hơn về lịch sử.

Khi sử dụng tài liệu thành văn phải gây được sự chú ý, hứng thú học tập, muốn vậy thì tài liệu sử dụng , ngoài tính khoa học còn phải chú ý đến tính gợi cảm, có tác dụng trong việc bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ cho các em. Về vấn đề này, theo GS Phan Ngọc Liên có 3 yếu tố quan hệ chặt chẽ:

- Sự kiện khách quan (chân lý)

- Kết luận khoa học về sự kiện khách quan

- Dùng tri thức lịch sử để chứng minh, giải thích lý tưởng, tiến hành giáo dục tư tưởng tình cảm

Ví dụ: Khi dạy mục III.2.c) Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 – 30/4), bài 23:

“Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)”, (SGK Lịch sử 12, Chương trình Chuẩn), GV tiến hành cho HS

thảo luận nhóm. GV chia HS làm 4 nhóm, sau đó yêu cầu mỗi nhóm thảo luận các nội dung sau:

Nhóm 1: Dựa vào đâu mà Bộ Chính trị Trung ương Đảng đưa ra nhận định “thời cơ chiến lược đã đến” và đi đến quyết định “giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”?

Nhóm 2: Diễn biến của chiến dịch?

Nhóm 3 - Nhóm 4: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của dân tộc Việt Nam đã đạt được kết quả và ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Các nhóm HS tự nghiên cứu SGK và lược đồ, trao đổi, thảo luận trong thời gian 5 phút. GV gọi đại diện các nhóm trình bày. HS khác nghe, bổ sung ý kiến.

GV nhận xét và giải quyết vấn đề đặt ra bằng cách cho HS quan sát kết hợp giải thích hình 81. Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, Xuân 1975 ở SGK và lược đồ diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh.

Lược đồ 3.1. Chiến dịch Hồ Chí Minh (Nguồn: [40] )

GV đọc cho HS nghe đoạn tư liệu sau:

Năm mục tiêu quan trọng đã được Bộ chỉ huy ở chiến dịch Hồ Chí Minh xác định là sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Dinh Tổng thống ngụy quyền, Biệt khu thủ đô và Tổng nha cảnh sát.

Về cách đánh, Bộ Tư lệnh xem chiến dịch này hình thành thế bao vây cô lập địch trong thành phố sử dụng lực lượng thích hợp trên từng hướng chia cắt tiêu diệt địch ở bên ngoài đồng thời sử dụng một bộ phận quan trọng lực lượng để tổ chức thành những mũi đột kích mạnh thọc sâu đánh thẳng vào trung tâm Sài Gòn đánh chiếm năm mục tiêu đã được xác định từ đó tỏa ra

phối hợp với các đơn vị đặc công, biệt động, tự vệ thành phố và quần chúng nổi dậy, đánh chiếm tất cả các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế trong thành phố.

Một số lực lượng đặc công, biệt động và lực lượng vũ trang tại chỗ được giao nhiệm vụ đánh chiếm và làm chủ các cầu, tham gia cùng các đơn vị hỏa lực khống chế sân bay và các trận địa pháo của địch.

Phương châm là hiệp đồng chặt chẽ, tiến công nhanh, hạn chế đến mức thấp nhất thương vong của bộ đội và tổn thất về tính mạng, tài sản của nhân dân

[32, tr. 975]

Nội dung SGK ngắn gọn, súc tích nhưng qua những đoạn tư liệu đó đã thể hiện khá chi tiết, cụ thể về nội dung lịch sử. Vì vậy giúp HS phát huy trí tuệ, năng lực tư duy của mình về chiến dịch Hồ Chí Minh. Đó là đòn giáng cuối cùng có tính chất quyết định để giải phóng những tỉnh còn lại ở Nam bộ và kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hoàn thành sự nghiệp đấu tranh bảo vệ, thống nhất Tổ quốc.

Như vậy, trong dạy học lịch sử HS có được phát huy tính tích cực hay không trước hết phụ thuộc vào cách sử dụng phương pháp dạy học của GV. Cùng một bài học nhưng GV sử dụng phương pháp cung cấp thì HS ít được phát huy tính tích cực. Ngược lại GV sử dụng theo hướng có tổ chức các quá trình nhận thức thì HS phát huy được tính tích cực. Trong bài học lịch sử, GV sử dụng tài liệu lịch sử thành văn không phải chỉ đơn thuần là đọc cho HS nghe, thuyết giảng cho học sinh nghe về các sự kiện, nhân vật mà còn biết tổ chức cho HS tiếp nhận, phát huy tính tích cực của HS. Khi sử dụng tài liệu lịch sử thành văn kết hợp đa dạng các dạng tổ chức hoạt động học tập trên lớp, không chỉ phát huy tính tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức lịch sử, rèn luyện cho HS tinh thần tập thể, tạo không khí sôi nổi, làm tăng hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả bài học.

3.1.4. Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn phải nhằm mục đích giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, thẩm mĩ, năng lực tư duy và hoạt động thực tiễn của học sinh

Trong dạy học lịch sử, GV tổ chức, dẫn dắt HS một cách có mục đích, có kế hoạch để các em nắm vững tri thức văn hóa, kỹ năng cơ bản, hình thành cơ sở thế

Mục tiêu bộ môn lịch sử ở trường THPT là cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ thống lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và của xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, rèn luyện tư duy và thực hành. Thực hiện một cách hoàn chỉnh nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, việc dạy học lịch sử ở nhà trường THPT góp phần nâng cao sự hiểu biết mà HS đã tiếp thu ở THCS, đặc biệt trình độ lý thuyết trong nhận thức lịch sử và năng lực tư duy và thực hành.

Bộ môn Lịch sử ở trường THPT, ngoài việc cung cấp những kiến thức lịch sử, giúp học sinh hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại thì còn có chức năng giáo dục cho HS về đạo đức, tư tưởng, tình cảm và phát triển nhân cách.

Môn lịch sử rất có ưu thế trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng tình cảm và phát triển nhân cách HS. Chính những sự kiện trong quá khứ thông qua sự truyền đạt của GV đã tác động rất lớn đến tâm tư, tình cảm HS, hình thành thái độ yêu, ghét đối với những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học, phản đối chiến tranh, yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng chiến đấu vì nền độc lập tự do của đất nước. Khi nhận thức về những sự kiện, hiện tượng trong quá khứ, HS không chỉ tri giác (nghe, nhìn) mà còn có những cảm giác (xao xuyến, rung động). Qua đó mà biểu thị thái độ của HS đối với những sự kiện, nhân vật…lịch sử, phải lựa chọn những tài liệu lịch sử thành văn có sức gợi cảm và mang tính giáo dục. Từ các đoạn tài liệu đó các em bày tỏ lòng kính trọng hay thái độ căm thù của mình. Các em đã quý trọng những thành quả đã đạt được, yêu lao động và biết ứng xử trong cuộc sống, nắm được trách nhiệm của bản thân với đất nước hiện nay. Như vậy, qua các tư liệu lịch sử đã giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS.

Ví dụ: Khi dạy mục I.3.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

ở bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)” (SGK Lịch sử 12,

Chương trình Chuẩn), GV có thể sử dụng đoạn tường thuật miêu tả sau đây để góp phần giáo dục lòng trân trọng, cảm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm, không sợ hy sinh vì Tổ quốc của bộ đội ta. Giáo dục cho HS niềm tin về sự thắng lợi của Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng:

Đêm 30 rạng sáng 31 tháng 1 năm 1968, phố phường Sài gòn vắng tanh giờ này chỉ còn có bọn lính Mĩ ngụy đi trên đường.

Từ ngã tư, mấy chiếc ôtô xuất hiện, phóng như bay về tòa nhà đại sứ Mĩ. Bỗng một tiếng hô lớn, ở gần đầu đấy vọng tới, rung chuyển thành phố, báo hiệu cuộc tấn công. Súng lớn của ta bắn như sấm sét dội bắn lửa xuống đầu Mĩ ngụy. Lập tức, mấy chiếc xe áp sát vỉa hè của tòa nhà. Mấy tên cảnh sát ngụy bảo vệ ngoài cửa nhà đại sứ Mĩ chạy biến, bọn quân cảnh Mĩ định ra kiểm soát ôtô liền bị bắn chết ngay. Từ trên xe, những chiến sĩ giải phóng nhảy xuống. Đạn súng B40 bắn vỡ một mảng lớn hàng rào, cánh cửa sắt bật tung. Lựu đạn bắn vào vọng gác, súng địch im lặng, chúng xô nhau chạy vào sân. Các tốp chiến sĩ vừa bắn vừa lao vào theo.

Bên trong, lính Mĩ kêu thất thanh: "vi-xi!vi-xi". Song đã muộn mất rồi. Các chiến sĩ đội mũ tai bèo xuất hiện như thiên thần. Họ xốc tới với những đường lê dũng mãnh, nhiều tên lính Mĩ to cao đổ thân xác khắp sân. Người đội trưởng, cầm khẩu AK, tay áo anh đeo băng đỏ, dõng dạc hô lớn:

- Một tốp đánh chiếm cầu thang phía giữa, một tốp đánh chiếm cầu thang phía góc nhà, rồi đánh thóc lên các lầu. Các tốp còn lại đánh vào các gian nhà phụ cận quanh sân và làm nhiệm vụ chặn bọn đến ứng cứu.

Bọn lính Mĩ hoảng loạn, chúng chạy từ phòng này sang phòng khác như những thằng điên. Chúng mất phương hướng, bọn ở trên bắn xuống dưới, bọn dưới bắn lên tầng cao. Chỉ ít phút sau khi nổ súng các chiến sĩ đã làm chủ khu vực sân, chiếm được tầng dưới. Bọn Mĩ chạy dồn lên trên, tiếng đóng cửa thình thình, chúng gọi điện cấp cứu.

Nhưng chúng chạy sao thoát. Chớp lửa, tiếng súng nổ dội từ các văn phòng ra. Có tên vừa chạy ra ngoài cửa đã trúng đạn ngã sấp, có tên định chống cự, liền bị những đường lê xuyên người, buông súng đổ xác xuống sàn. Chiến sĩ ta nhanh như sóc, xốc tới diệt địch hết tầng này đến tầng khác, nhiều lúc các chiến sĩ đã phải kéo xác địch sang một bên để lấy đường tiến lên. Sau sáu giờ chiến đấu, quân ta đã đánh thắng lên đến tầng 5.

Kẻ địch thật không ngờ một tòa nhà cao tầng, xây kiên cố như một lô cốt khổng lồ, chúng thường gọi là "pháo đài đại sứ", nhưng giờ đây, các chiến sĩ ta đang tung hoành trong sào huyệt Mĩ. Máy bay lên thẳng rà sát sân thượng tòa nhà nhiều lần như để tìm cứu tên đại sứ Bân-cơ. Cho tới gần sáng, toàn bộ tòa nhà đại sứ Mĩ bị tê liệt. Bên kia đại dương tại tòa nhà trắng, tổng thống Mi Giôn-xơn đang ngồi bên máy điện thoại, lo lắng theo dõi quân ta đánh vào hang ổ cua chúng ở Sài Gòn.

Lúc ấy trên tầng cao của cái "pháo đài đại sứ", đồng chí đội trưởng ra lệnh: - Nhiệm vụ đã hoàn thành, nhanh chóng rút lui! Cả đội đã đi khỏi từ lâu, nhưng bọn Mĩ vẫn chưa hết sợ hãi. Một lúc sau, chúng mới đi thu nhặt hơn 200 xác lính Mĩ bị chết trong trận đánh.[6, tr.104-106]

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w