Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để tường thuật, miêu tả

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 73 - 75)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4.Sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để tường thuật, miêu tả

Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc trình bày miệng có ý nghĩa rất quan trọng, vì lời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của GV và

học tập của HS. Việc trình bày miệng không chỉ để thực hiện phương pháp tái hiện nhằm khôi phục lại những hình ảnh quá khứ mà còn giúp cho HS nhận thức sâu sắc các sự kiện, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết trong nghiên cứu, tìm tòi.

Tường thuật là một cách trình bày miệng quan trọng, nhằm tái hiện ở học sinh những biến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó. Miêu tả cũng là một cách trình bày miệng, trình bày cụ thể những đặc trưng của một sự vật, của một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét đặc trưng, bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng nhằm tạo cho học sinh hình ảnh lịch sử cụ thể, chân thực và có tác dụng giáo dục tư tưởng tình cảm đối với các em.

Để giúp HS không những biết mà còn hiểu sử, trong sách giáo khoa có nhiều sự kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử, đặc điểm nhân vật mà GV phải dùng đến các đoạn tường thuật, miêu tả mới giúp cho học sinh hiểu được bản chất lịch sử.

Các đoạn tường thuật được xây dựng trên cơ sở nội dung SGK đã tạo cho các em hứng thú học tập với lịch sử hơn, trong quá trình lên lớp của mình GV sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để tường thuật, miêu tả sẽ mang lại hiệu quả học tập rất cao.

Ví dụ: Khi dạy mục I.2. Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”

của Mỹ, bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973” (SGK Lịch sử

12, Chương trình Chuẩn), GV sử dụng phim tư liệu nhân dân Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, đòi quân Mỹ rút về nước ,và kết hợp đoạn tường thuật:

Nhân dân Mĩ, đặc biệt là nhiều lính Mĩ đang tham chiến ở Việt Nam không chỉ thấy sự vô nghĩa, tính chất phi đạo lí của chiến tranh xâm lược, mà còn thức tỉnh, kích thích một dân tộc giàu lòng yêu nước, dũng cảm chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do của mình. Chính vì vậy họ hiểu rằng dù có đổ bao nhiêu quân lính, tiền của, súng đạn, thực hiện bao nhiêu chiến lược cũng không thể thắng được nhân dân Việt Nam. Cũng do nhiều chi tiêu quá lớn cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mĩ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tiến sĩ Mactin luthơ kinh, người sáng lập hội nghị lãnh đạo thiên chúa miền Nam nước Mĩ đã mô tả tình hình diễn ra: “ tôi lo ngại là việc leo thang chiến tranh, sẽ có sự cắt giảm và thiệt hại cho các chương trình ở đây”. Mục sư luthơ kinh lại nói: “ những lời hứa của xã hội vĩ đại đã bị

hội thảo và tuyên truyền cho đến khi những nền móng của chúng ta phải rung chuyển”. Đi đôi với việc suy giảm về kinh tế, lần đầu tiên đa số người Mĩ bắt đầu cảm thấy khó chịu về những cảnh tượng chết chóc và tàn phá do lính Mĩ gây ra ở Việt Nam, về việc xác lính Mĩ chết trận phải trở về trong cái túi xác ni long hoặc mất tích trong rừng rậm Việt Nam ngày càng tăng. Chính vì vậy, chưa bao giờ có một phong trào phản đối chiến tranh trong lịch sử Hoa Kì rầm rộ như trong thời kì chiến tranh xâm lược Việt Nam [5, tr. 305].

Chính việc sử dụng tài liệu lịch sử thành văn để tường thuật, miêu tả trên có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục lớn, đã làm nổi bật hình ảnh nhân dân Mĩ biểu tình phản đối cuộc chiến tranh bẩn thỉu mà Mĩ tiến hành trên đất nước ta.Qua đó, giáo dục cho HS tinh thần yêu chuộng hòa bình và căm ghét chiến tranh.

Một phần của tài liệu sử dụng tài liệu lịch sử thành văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam từ 1965 đến 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 73 - 75)