Tình hình nghèo đói trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 31)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.1.Tình hình nghèo đói trên thế giới

Thực trạng nghèo đói đang diễn ra rất phổ biến và gay gắt ở tất cả mọi nơi trên thế giới, không chỉ ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đang phát triển mà ngay cả ở những nước phát triển. Tuy nhiên nghèo đói tập trung nhiều nhất ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển và đang phát triển.

Trong những năm qua tình trạng nghèo đói trên toàn thế giới đã được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 1990, có 43% dân số các nước đang phát triển sống trong mức cực nghèo, với định mức dưới 1 đôla/ngày, con số này lên đến 1,9 tỉ người thì đến năm 2010, tỉ lệ giảm xuống chỉ còn 23%, tức 1,2 tỉ, do giới hạn cực nghèo mới hiện là 1,25 đôla/ngày. Trong vòng 20 năm, số người cực nghèo đã xuống được phân nửa.

Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn có khoảng 1 tỷ người nghèo đói và vẫn đang có xu hướng tăng thêm, đ

. Số nghèo đói trên thế giới tập trung chủ yếu tại khu vực Châu Á và Châu Phi. Số người bị thiếu đói đã tăng lên 642 triệu ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Còn ở châu Phi và Nam Sahara, con số này là 265 triệu và ở Mỹ Latinh là 53 triệu. Con số đó ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng đã lên tới 42 triệu người. Trong khi đó, nạn đói cũng bắt đầu "tăng nhiệt" ở các nước phát triển với khoảng 15 triệu người. Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực lên cao làm tăng ngay số người nghèo đói lên và sự giảm sút về thu nhập trên toàn cầu cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn. Điều trớ trêu là hầu hết những người nghèo đói của thế giới lại là nông dân, những người sản xuất ra lương thực. Thực tế, hơn 60% người dân châu Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chăn nuôi súc vật, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày. Năng suất các vụ mùa của họ chỉ bằng 20% năng suất các vụ mùa ở châu Âu và Mỹ, bởi vì họ không tiếp cận được với tất cả những điều kiện cần thiết để tăng sản lượng như giống, phân bón, nước, điện, kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trường. Khi giá lương thực giảm đi, người nông dân lại là những người bị tổn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thương nhất do nông sản là những thứ họ phải bán để lấy tiền trang trải cho các khoản chi tiêu khác.

Ngay như nước Mỹ, đất nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, tỷ lệ dân số Mỹ sống dưới mức nghèo khổ ngày càng tăng. Theo tính toán của Cục Thống kê Mỹ, trong năm 2008 tỷ lệ nghèo đói chính thức trong tổng số dân nước này sẽ tăng từ 12,5% lên 15,3%, tương đương 45,7 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người giảm xuống còn 50.303 USD và 9,8 triệu hộ phải sống nhờ vào thực phẩm cứu trợ. Do suy thoái, khoảng cách giàu nghèo tại Mỹ tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Năm 2008, những người giàu nhất, có thu nhập cao hơn 11,4 lần so với nhóm cận nghèo hoặc dưới mức nghèo khổ trong khi đó năm 2007 khoảng cách này là 11,2 lần.

Như vậy, thế giới mặc dù đã thu được nhiều thành công trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, giảm xung đột sắc tộc... đời sống của người dân một số khu vực đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề nghèo đói vẫn luôn hiện hữu trên các quốc gia. Nghèo đói không chỉ là vấn đề của các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển mà cũng là vấn đề của các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới. Điều đó cho thấy, để xoá đói giảm nghèo được thành công, không chỉ có sự nỗ lực của riêng từng quốc gia mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 31)