5. Bố cục của luận văn
1.2.1.2. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam
Nhiều năm qua giảm nghèo đã trở thành một chính sách xã hội trọng điểm trong suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhìn lại thành tựu của sự nghiệp đổi mới, cùng với các chỉ số lạc quan về tăng trưởng kinh tế, không thể không nói đến những đóng góp quan trọng của sự nghiệp giảm nghèo. Tình hình nghèo đói của Việt Nam được thể hiện qua bảng 1.2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.2: Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam chia theo các khu vực, giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2006 2008 2010 Chung cả nƣớc 15,5 13,4 10,7 Thành thị 7,7 6,7 5,1 Nông thôn 18,0 16,1 13,2 1. Đồng bằng Sông Hồng 10,2 8,7 6,5 2. Đông Bắc 22,2 20,1 17,7 3. Tây Bắc 39,4 35,9 32,7 4. BắcTrung bộ 26,6 23,1 19,3
5. Duyên hải Miền trung 17,2 14,7 12,7
6. Tây Nguyên 24,0 21,0 17,1
7. Đông Nam Bộ 4,6 3,7 2,2
8. Đồng bằng Sông Cửu Long 13,0 11,4 8,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Qua bảng 1.2, ta thấy qua 5 năm tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh từ 15,5% năm 2006 xuống còn 10,7% năm 2010, trong đó giảm nghèo nhanh tập trung ở khu vực nông thôn. Các vùng luôn có tỷ lệ nghèo đói cao hơn mức bình quân chung của cả nước là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung và Tây Nguyên. Vùng Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 32,7% cao nhất cả nước và cao hơn hẳn các vùng còn lại.
Nếu theo báo cáo của Bộ LĐ, TB và XH thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo, số hộ nghèo cả nước đã giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn 9,45% (năm 2010); Đối với 62 huyện nghèo, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, tỷ lệ hộ nghèo trung bình đã giảm từ 47% (năm 2008) xuống còn khoảng 37% (vào cuối năm 2010), bình quân giảm 5%/năm, đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% như Nghị quyết 30a đề ra; chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(năm 1999) xuống còn 2 lần (năm 2008). Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt qua mốc của một nước nghèo (1.000USD) và trở thành nước có thu nhập trung bình. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn đã được cải thiện đáng kể với hàng vạn công trình điện, đường, trường, trạm, thủy lợi… được xây dựng và đưa vào sử dụng. Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đã có nhiều thay đổi căn bản. Quan trọng hơn, các chính sách đúng đắn và kịp thời cùng nỗ lực kiên trì xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã kích thích, khơi dậy ý chí, năng lực vươn lên thoát nghèo của nhân dân, giúp một bộ phận không nhỏ người nghèo thoát ra khỏi tình trạng nghèo cùng cực.
Tuy nhiên, bên cạnh những thà
-
30a/2008/NQ-CP). Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn quốc năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước năm 2011 là 11,76%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,98% tương ứng với hơn 2,5 triệu hộ nghèo và 1,5 triệu hộ cận nghèo, cùng với đó là nhiều địa phương có tỷ lệ hộ nghèo lên tới 80%[15]. Như vậy một tỷ lệ khá lớn hộ đã thoát nghèo song có thu nhập, mức sống nằm sát ngay trên chuẩn nghèo, chỉ cần những biến động nhỏ về suy thoái kinh tế, thiên tai lũ lụt hoặc gia đình có người bệnh tật, ốm đau là có thể rơi xuống dưới chuẩn nghèo. Hơn nữa, trong số hộ nghèo hiện có thì đa phần tập trung ở khu vực nông thôn (trên 90%) và lại rơi vào vùng kinh tế - xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chậm phát triển nhất là ở các huyện nghèo và các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Mặt khác, tỷ lệ người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số người nghèo có xu hướng tăng từ 21% (năm 1993) lên 29% (năm 1998) và 37% (năm 2006), xu hướng này còn tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011 - 2015 và ước tính sẽ chạm mốc 50% vào năm 2015. Một bộ phận hộ nghèo mới cũng đã xuất hiện ở nhóm di cư tự do vào các đô thị và những người nông dân thuộc diện thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp và các khu đô thị mới do không tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai bão lũ, hạn hán, nước biển dâng và sa mạc hoá đồng ruộng ở một số khu vực, dẫn đến mất mùa và mất diện tích đất sản xuất, diện tích nước để sản xuất nông nghiệp. Đó là những nguy cơ đe dọa thành quả giảm nghèo trên 10 năm qua ở nước ta.