Phương hướng giảm nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 94 - 96)

5. Bố cục của luận văn

4.1.2.Phương hướng giảm nghèo

Thứ nhất, xóa đói giảm nghèo phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là bộ phận quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư.

Xoá đói giảm nghèo không phải là giải pháp tình thế, mà về lâu dài để đảm bảo tính bền vững cũng như tính hiệu quả của chương trình xoá đói giảm nghèo phải được gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Về công nghiệp, khai thác lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đất đai, nguồn thuỷ năng để phát triển mạnh công nghiệp, xây dựng công nghiệp trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế miền núi. Trước mắt tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây là lĩnh vực tạo được nhiều việc làm, có khả năng thu hút lao động góp phần xoá đói giảm nghèo.

Về nông nghiệp - lâm nghiệp, Huyện xác định đây là thế mạnh quan trọng của miền núi để giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. Trong những năm tới, tập trung chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá có quy mô phù hợp với thị trường; chuyển dịch cơ cấu đất đai theo hướng đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành sản xuất gắn với khai thác tối đa tiềm năng đất, rừng, mặt nước, nguồn vốn và lao động cho phát triển. Khai thác thế mạnh về đất đai và diện tích chăn thả của vùng phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng thịt sữa gắn với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ hai, xoá đói giảm nghèo phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, lấy chương trình xoá đói giảm nghèo làm trung tâm gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, tập trung sự hỗ trợ của Trung ương và của ngân sách tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã nghèo vùng cao, vùng xa vùng đồng bào dân tộc, vùng căn cứ cách mạng.

- Xoá đói giảm nghèo phải gắn với thu nhập của khu vực nông thôn vì trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của họ có xu hướng đa dạng hoá từ nhiều nguồn trên cơ sở đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, phá vỡ thế thuần nông đẩy mạnh sản xuất hàng hoá.

- Về giải quyết việc làm, hướng chính là phát triển theo chiều rộng là tiếp tục khai thác tiềm năng đất đai, áp dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sử dụng nhiều lao động.

- Công bằng xã hội còn thể hiện ở chiến lược con người, xoá đói giảm nghèo còn gắn liền với tạo ra điều kiện tối thiểu để có điểm xuất phát ngang nhau cho tất cả mọi người. Đó là mức sống tối thiểu, bảo đảm giáo dục phổ cập bắt buộc và tổ chức tốt các cơ sở khám chữa bệnh cho đồng bào.

- Về chiến lược phát triển ở các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, công bằng xã hội hướng tới là chính sách đầu tư hạ tầng cơ sở kinh tế (đường giao thông, thuỷ lợi, điện, trường, trạm và thông tin liên lạc…) và các chính sách trợ giúp đặc biệt như: Cải thiện nhà ở, trợ giá, trợ cước…để những vùng này có khả năng vươn ra gắn thị trường sớm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu.

Thứ ba, xoá đói giảm nghèo được thực hiện theo phương châm xã hội hoá, coi xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành, các đoàn thể chính trị xã hội, vùng nghèo phát huy nội lực tự vươn lên là chính cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.

Cần phải tổ chức việc huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực hiện có Nhà nước cho xoá đói giảm nghèo, làm cho mọi người dân nhận thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được rằng cần phải có sự chia sẻ các lợi ích có được do tăng trưởng kinh tế trong xã hội, giữa các tầng lớp dân cư thu nhập cao với tầng lớp dân cư nghèo và mọi người đều góp phần mình vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, vào sự phát triển thịnh vượng của đồng bào các dân tộc miền núi huyện Na Hang trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 94 - 96)