Phân tích tình hình sản xuất và thu nhập của hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 75 - 78)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3.3.Phân tích tình hình sản xuất và thu nhập của hộ

Qua nghiên cứu tình hình sản xuất và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ nông dân tại huyện Na Hang ta có thể nhận thấy tình trạng thuần nông của sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nhóm hộ, cũng như ảnh hưởng đến tình hình xoá đói giảm nghèo của huyện nói chung và của hộ nói riêng. Để đưa ra cái nhìn sâu hơn về vấn đề sản xuất và thu nhập của hộ, ta đi phân tích, đánh giá tình hình sản xuất của hộ.

a) Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra

Về sản xuất trồng trọt của nhóm hộ: thu nhập từ trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của hộ nông dân, trong thu nhập từ trồng trọt thì thành phần chính là từ lúa, ngô. Do vậy, nghiên cứu sản xuất trồng trọt của hộ chính là nghiên cứu về kết quả sản xuất về lúa, ngô và đỗ tương của hộ. Để nghiên cứu tình hình sản xuất về lúa, ngô và đỗ tương các nhóm hộ, ta đi nghiên cứu bảng số liệu sau:

Bảng 3.13: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt bình quân của nhóm hộ điều tra

Nhóm hộ Chỉ tiêu Nghèo Trung Bình Khá Tổng số Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % Tổng 6.218.600 100 12.067.300 100 16.950.700 100 10.034.800 100 Thóc 4.241.557 68,21 6.266.138 51,93 9.252.831 54,59 5.778.624 57,59 Ngô 1.274.482 20,49 4.057.132 33,62 5.275.740 31,12 2.906.010 28,96 Đỗ tương 376.420 6,05 927.468 7,68 1.425.290 8,41 742.262 7,4 Khác 326.141 5,25 816.562 6,77 996.839 5,88 607.904 6,05

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả sản xuất lúa: kết quả sản xuất lúa giữa các nhóm hộ có sự khác nhau, các hộ nhóm trung bình và khá có thu nhâp từ lúa nhiều hơn so với nhóm hộ nghèo. Cụ thể, giá trị thu nhập từ lúa của nhóm hộ nghèo đạt bình quân 4.241.557 đồng/hộ chiếm 68,21% trong tổng số thu nhập của những hộ trồng lúa; nhóm hộ trung bình đạt 6.266.138 đồng/hộ, chiếm 51,93%; nhóm hộ khá đạt 9.252.831 đồng/hộ, chiếm 54,59%. Như vậy kết quả sản xuất lúa đã tác động rõ rệt đến thu nhập của hộ, điều này cũng khẳng định những hộ có diện tích đất lúa nhiều hơn, thu nhập từ lúa nhiều hơn thì có thu nhập cao hơn. Cho nên để tăng thu nhập cho hộ cũng như để xoá đói giảm nghèo cho hộ thì phát triển sản xuất lúa cũng là một giải pháp quan trọng đối với hộ nông dân huyện Na Hang.

Kết quả sản xuất Ngô: cây ngô là loại cây trồng có giá trị kinh tế lại phù hợp với khí hậu và địa hình của huyện. qua kết quả trên cho thấy nhóm hộ nghèo có giá trị sản xuất ngô ít hơn nhóm hộ trung bình và khá. Cụ thể, nhóm hộ nghèo có giá trị trồng trọt từ cây ngô chỉ đạt 1.274.482 đồng/hộ, chiếm 20,49% trong tổng số thu nhập của những hộ trồng ngô; nhóm hộ trung bình đạt 4.057.132 đồng/hộ, chiếm 33,62% và nhóm hộ khá đạt 5.275.740 đồng/hộ, chiếm 31,12%. Kết quả trồng trọt từ cây ngô cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của hộ nông dân, việc phát triển cây ngô sẽ giúp cho hộ tạo được nguồn thức ăn cho chăn nuôi, từ đó giúp tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân. Kết quả sản xuất đỗ tương: Cây đỗ tương cũng là một trong những cây trồng chính được phát triển tại huyện Na Hang. Kết quả nghiên cứu như sau: Nhóm hộ nghèo có kết quả sản suất đỗ tương đạt 376.420 đồng/hộ, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập từ những hộ trồng đỗ tương; nhóm hộ trung bình đạt 927.468 đồng/hộ, chiếm 7,68%; nhóm hộ khá đạt 1.425.290 đồng/hộ, chiếm 7,4% trong tổng thu nhập của những hộ trồng đỗ tương.

Ngoài lúa, ngô và đỗ tương, các hộ nông dân tại huyện Na Hang còn trồng một số cây trồng khác như: lạc, mía, chè,...Tuy nhiên, so với các giống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cây trồng đã phân tích ở trên thì các loại cây trồng này không được trồng phổ biến ở các hộ như vậy. Theo kết quả điều tra cho thấy, ở các nhóm hộ nghèo, nguồn thu từ trồng trọt các loại cây trồng khác này là 326.141 đồng/hộ, chiếm 5,25% trong nguồn thu từ trồng trọt của hộ; tương tự đối với nhóm hộ trung bình thì thu được 816.562 đồng/hộ, chiếm 6,77%; nhóm hộ khá thu được 996.839 đồng/hộ, chiếm 5,88% tổng thu từ trồng trọt của hộ.

b) Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra

Bảng 3.14: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi bình quân của nhóm hộ điều tra

Nhóm hộ Chỉ tiêu Nghèo Trung bình Khá Tổng số Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % Tổng 3.130.500 100 5.283.400 100 5.098.400 100 4.204.800 100 Trâu, bò 1.037.442 33,14 1.947.338 36,86 1.869.442 36,67 1.491.539 35,47 Lợn 1.620.571 51,77 2.295.693 43,45 2.175.484 42,67 1.947.077 46,31 Gia cầm 472.487 15,09 1.040.369 19,69 1.053.474 20,66 766.184 18,22

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2013)

Giá trị đàn Trâu, bò: Nhóm hộ nghèo có giá trị đàn trâu đạt 1.037.442 đồng/hộ, chiếm 33,14% tổng giá trị sản xuất từ chăn nuôi của hộ. Nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá có giá trị trung bình về đàn trâu cao hơn, nhóm hộ trung bình đạt 1.947.338 đồng/hộ và nhóm hộ khá đạt 1.869.442 đồng/hộ.

Giá trị đàn lợn: Giá trị đàn lợn trung bình của nhóm hộ nghèo đạt 1.620.571 đồng/hộ, nhóm hộ trung bình đạt giá trị bình quân 2.295.693 đồng/hộ và giá trị đàn lợn của nhóm hộ khá đạt 2.175.484 đồng/hộ. Như vậy khoảng cách giá trị đàn lợn giữa nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo là khá lớn, hộ khá có nguồn thu từ chăn nuôi lợn nhiều hơn 554.913 đồng/hộ so với hộ nghèo.

Giá trị đàn gia cầm: Giá trị đàn gia cầm giữa nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo cũng có sự chênh lệch lớn, hộ khá đạt 1.053.474 đồng/hộ, nhóm hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghèo đạt 472.487 đồng/hộ. Hầu hết các hộ nông dân huyện Na Hang vẫn chăn nuôi gia súc gia cầm chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu của gia đình, chỉ một lượng nhỏ được bán ra ngoài nhất là đối với nhóm hộ nghèo. Giá bán của các loại gia cầm lại có biến động lớn, các hộ nông dân lại chăn nuôi các loại giống gia cầm thuần chủng nên khả năng sinh trưởng thấp, dịch bệnh nhiều vì vậy hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gia cầm không cao nên chưa thúc đẩy được sản xuất hàng hoá từ việc chăn nuôi gia cầm.

Như vậy, xu hướng chăn nuôi cũng thể hiện khả năng phát triển sản xuất của các hộ, những hộ có điều kiện kinh tế phát triển thì có xu hướng chăn nuôi để sản xuất hàng hoá hơn. Na Hang có nhiều lợi thế về phát triển chăn nuôi, do đó địa phương cần chú trọng tới phát triển chăn nuôi hơn, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm “sạch”.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 75 - 78)