5. Bố cục của luận văn
4.2.2.6. Giải pháp về vốn
Như chúng ta đã biết, các hộ nông dân có khả năng tích luỹ vốn không cao nên việc tái đầu tư sản xuất mở rộng của các hộ gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù trong thời gian vừa qua các tổ chức tín dụng của huyện đã thực hiện tốt công tác cho vay đối với hộ nông dân và các hộ nghèo. Tuy nhên trong thời gian tới huyện cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực hơn nữa trong việc cho hộ nông dân vay vốn xoá đói giảm nghèo, đặc biệt hướng dẫn người dân sử dụng vốn sao cho đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Tăng cường giám sát việc cho vay vốn và sử dụng vốn để việc cho vay vốn đúng mục đích, đúng đối tượng nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Ngân hàng cần phổ biến kiến thức và quy trình vay vốn đến các hộ để họ mạnh dạn vay vốn nếu có đủ điều kiện và nhu cầu. Đặc biệt là những hộ nghèo và những hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Những hộ này do thiếu hiểu biết hay mặc cảm nên thường ngại đến ngân hàng vay vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đánh giá, phân loại các đối tượng cần vay vốn một cách rõ ràng, minh bạch. Ngân hàng cần chủ động phối hợp với Phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện hay phòng ban có liên quan để nắm bắt tình hình của các hộ nghèo một cách chính xác. Chủ động được việc này, ngân hàng có thể giảm thời gian khảo sát và vì thế có thể cho vay nhanh hơn, phục vụ được nhiều đối tượng hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những biện pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Na Hang đã không ngừng cố gắng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhờ có được sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước cùng với sự phấn đấu nỗ lực của chính quyền địa phương và sự vươn lên trong sản xuất của người dân, công cuộc XĐGN của huyện Na Hang đã gặt hái được nhiều thành công to lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những tồn tại cần tháo gỡ, chính vì thế cần có những nghiên cứu chi tiết hơn, cụ thể hơn nữa về vấn đề nghèo đói ở địa phương và đề ra những giải pháp mang tính tổng thể hơn.
Các nguyên nhân chính tác động đến nghèo đói của hộ bao gồm: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, đặc biệt là đất sản xuất lúa; hộ không được trang bị nhiều tài sản phục vụ sản xuất; chưa gắn kết được giữa kinh tế đồi rừng với kinh tế hộ nông dân; địa phương còn ít những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, những khu công nghiệp nhỏ để giúp hộ giải quyết lao động dư thừa, lao động nhàn dỗi... Trong những nhân tố này thì đất đai sản xuất nông nghiệp và ngành nghề phụ và phát triển kinh tế đồi rừng là những tác nhân quan trọng nhất mà qua đó nếu có chính sách tác động hợp lý sẽ là các giải pháp hữu hiệu để thực hiện xoá đói giảm nghèo.
Dựa trên cơ sở những phân tích thể thực trạng nghèo đói của huyện, đề tài đã đề xuất một số giải pháp cơ bản cho công cuộc giảm nghèo của huyện trong thời gian tới. Có hai nhóm giải pháp là giải pháp về tổ chức thực hiện và giải pháp về kinh tế, đề tài có đề xuất một số giải pháp chi tiết về các vấn đề như xác định đối tượng hộ nghèo, tuyên truyền, đào tạo cho cán bộ, tập huấn cho các hộ nông dân, giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải pháp về phát triển các ngành nghề và giải pháp về vốn. Đề tài đặc biệt trọng tâm đề xuất vời huyện việc nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phương, xoá bỏ dần tính chất thuần nông, đồng thời khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi, nghề rừng để tận dụng lợi thế của vùng.
Những kết quả nghiên cứu trên của đề tài đã thể hiện sự cố gắng của tác giả trong quá trình học tập, tích luỹ kinh nghiệm cũng như quá trình nghiên cứu thực tế. Có thể nói đề tài đã thu được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn, cũng như để phù hợp với cấp độ của một luận văn thạc sỹ, bản thân tác giả cũng nhận thấy còn một số hạn chế sau: - Đề tài mới dừng lại ở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất của hộ. Hay nói cách khác mới dừng lại ở phân tích các nguyên nhân kinh tế và đưa ra hướng giải quyết đối với các nguyên nhân này. trong khi đó nghèo đói của hộ còn có nhiều nguyên nhân khác như: gia đình có người mắc tệ nạn xã hội, gia đình có người nghiện rượu không làm việc... thì chưa nghiên cứu và đưa ra các giải pháp được.
- Trong phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất của hộ, mới dừng lại ở phân tích nhân tố chủ quan, còn các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên cũng chưa nghiên cứu đến. Do đó trong mô hình bài toán Cobb-Douglas hệ số R2
thấp (R2
= 0,4004).
- Các giải pháp đưa ra trong luận văn mới chỉ dừng lại ở mục xác định giải pháp, chưa có những biện pháp cụ thể đề bến các giải pháp thành hiện thực.
Từ những hạn chế trên của luận văn, nếu được tiếp tục nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, thời gian dài hơn, đề tài chắc chắn sẽ hoàn thiện hơn cả về tư duy nhận thức cho đến giải pháp thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2009 - Thành công kép
http://www.vietnamplus.vn/Home/Kinh-te-Viet-Nam-nam-2009-Thanh- cong-kep/200912/29437.vnplus.
2. Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Hà Nội, 2003.
3. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2011, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2011.
4. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2012, Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2012.
5. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2013, Niên giám thống kê huyện Tuyên Quang 2013.
6. Đảng bộ huyện Na Hang (2013), Báo cáo chính trị huyện Na Hang tại Đại hội Đảng bộ huyện khoá XX.
7. Đảng bộ huyện Na Hang (2013), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện khoá XX.
8. HĐND huyện Na Hang (2011), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nhiệm kỳ năm 2004-2010. Phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ năm 2011 - 2015. 9. Nguyễn Quang Hợp (2006), Luận văn thạc sĩ kinh tế: Phân tích nguyên
nhân, giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Định Hoá - Thái Nguyên, Thái Nguyên.
10.Gia Lê (2009), Đói nghèo thế giới gia tăng
http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/HoSo/2009/12/7B7AFE9882A54A0E/.
11. Phòng Lao động, TB&XH (2011), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo.
12. Phòng Lao Động TB &XH (2011, 2012, 2013), Biểu tổng hợp rà soát hộ nghèo các năm 2011, 2012, 2013.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
13. Phòng Lao Động TB &XH (2013), Biểu tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Na Hang năm 2013.
14. Q.Phương (2008), Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chỉ còn 14,8%, Sài Gòn giải phóng Online.
15. Tô Thị Phượng (1999), Giáo trình thống kê xã hội học, NXB Thống kê - Hà Nội.
16. Tạp chí cộng sản (2008), Xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn Ấn Độ
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su- kien/2008/1542/Xoa-doi-giam-ngheo-o-nong-thon-An-Do.aspx.
17. Kim Thạch (2008), Hiệu quả xoá đói giảm nghèo ở Phú Ninh
http://www.phuninh.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&i d=232&Itemid=32.
18. UBND huyện Na Hang (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-1010.
19. UBND huyện Na Hang (2011), Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả công tác xoá đói giảm nghèo từ năm 2011 - 2013.
20. UBND huyện Na Hang (2013), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2012. Phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2014.
21. UBND tỉnh Tuyên Quang (2013), Tài liệu tập huấn cán bộ xoá đói giảm nghèo cấp xã.
22. Xoá đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm ở Hà Giang,
http://kientruc.vn/tin_trong_nuoc/xoa-doi-giam-ngheo-kinh-nghiem-o-ha- giang/17846.html.