5. Bố cục của luận văn
4.2.2.2. Phát triển sản xuất trồng trọt
Như đã nghiên cứu ở trên, sản xuất trồng trọt đóng góp một phần rất quan trọng vào kết quả sản xuất của các hộ gia đình. Để trồng trọt phát triển được, huyện cần có những chính sách phát triển các cây trồng chính như lúa, ngô, mía, cây ăn quả để tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt.
- Đối với cây lúa: Cần tập trung thâm canh, tăng vụ, sử dụng những giống lúa mới, chất lượng cao, có khả năng chống chọi với sâu bệnh vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao như giống lúa Khang dân, Đoàn kết…
- Đối với giống ngô: các hộ gia đình cần tập trung sản xuất ngô tại những vùng có diện tích đất tưới 1 vụ và diện tích đất bãi, ngoài ra còn có thể mở rộng diện tích ngô xuân trên đất lúa bỏ hoang vụ xuân, diện tích ngô đông trên diện tích lúa 2 vụ để vừa tạo ra thức ăn cho gia súc, vừa bán ra thị trường hoặc làm lương thực. Huyện cần hỗ trợ người nông dân khảo nghiệm và đưa một số giống ngô mới có năng suất cao vào sản xuất như: CP888, CP989, LV99, NK4300 … nhằm chọn tạo ra các gống ngô có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Bên cạnh việc phát triển lúa, ngô, mía thì cây ăn quả cũng cần được đầu tư phát triển, bởi điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của một số xã của huyện rất phù hợp với cây ăn quả như cây Na, cây Quýt. Tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả lại là vấn đề đặt ra hiện nay, vì vậy huyện cần có những quy hoạch, chính sách phát triển tốt đối với cây ăn quả để đảm bảo thương hiệu.