Kinh nghiệm giảm nghèo của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 40)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.4.Kinh nghiệm giảm nghèo của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 11,38% dân số toàn tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dựa án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS, miền núi và hải đảo của tỉnh.

Nhìn lại chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, công tác xoá đói, giảm nghèo của Quảng Ninh đã gặt hái được những thành tích đáng mừng. Hiện Quảng Ninh nằm trong “top” 10 tỉnh, thành có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn quốc. Kết quả này có được chính là nhờ sự linh động, sáng tạo của Quảng Ninh trong việc ban hành các cơ chế, chính sách và những hoạt động thiết thực, hiệu quả, tạo điều kiện cho người nghèo thoát nghèo.

Hàng năm, để nắm vững thông tin các hộ nghèo, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện nghiêm túc việc điều tra, rà soát bảo đảm chính xác, công khai, công bằng với sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân. Từ đó, các chính sách, dự án, hoạt động giảm nghèo đã được triển khai kịp thời, đúng, trúng đối tượng. Trong số đó, phải kể đến các giải pháp hỗ trợ người nghèo, lao động nông thôn đã được tỉnh đẩy mạnh. Như: Dạy nghề, tạo việc làm; chính sách ưu đãi tín dụng; phát triển các mô hình...

Để những chính sách này đến được với bà con trong tỉnh, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực cho người dân đã rất được quan tâm. Trong việc hỗ trợ tín dụng ưu đãi hộ nghèo, cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, năm 2012, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đạt 586,3 tỷ đồng với trên 34.000 hộ nghèo vay. Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh cũng được chuyển giao, tạo “cần câu” cho các hộ vươn lên thoát nghèo. Riêng trong 2 năm 2011 và 2012, bằng nguồn của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỉnh đã bố trí ngân sách triển khai thực hiện 33 mô hình giảm nghèo ở các địa phương với tổng kinh phí trên 6,1 tỷ đồng. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đó, một số mô hình đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao mức sống, thoát nghèo cho người dân tại các địa phương như: mô hình trồng mía tím, cho thu lãi 90-100 triệu đồng/ha, tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hà, Đầm Hà. Hay mô hình trồng nấm linh chi tại Ba Chẽ, Tiên Yên; trồng dong giềng nguyên liệu ở Bình Liêu; nuôi lợn rừng, bò sữa, cá nước ngọt… Từ sự hỗ trợ trên, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt, nhất là bà con vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo. Bà con đã tích cực tham gia chuyển đổi phương thức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước ổn định sản xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ hộ nghèo, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt các chính sách đối với người nghèo như: hỗ trợ bảo hiểm y tế, tiền điện, tiền học cho học sinh nghèo; trợ giúp pháp lý; xây mới, sửa, chữa nhà cửa… Năm 2012 toàn tỉnh đã thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 132.480 người. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, cấp thẻ BHYT cho 107.170 người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở các xã thuộc vùng khó khăn. Trong hai năm 2011-2012, tỉnh cũng đã hỗ trợ tiền điện cho 38.125 hộ nghèo với kinh phí trên 12,6 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn Trung ương đầu tư và lồng ghép với các nguồn vốn khác, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 4 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo là: Bản Sen, Vạn Yên, Thắng Lợi và Đài Xuyên (Vân Đồn). Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định 539/QĐ-TTg ngày 1-4-2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; trong đó, bổ sung thêm 3 xã: Ngọc Vừng, Bình Dân (Vân Đồn) và Đồng Tiến (Cô Tô) được nhận hỗ trợ. Đây là cơ sở để các xã khó khăn có điều kiện vượt khó. Bên cạnh vốn ngân sách Nhà nước, việc xã hội hoá huy động nguồn lực thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo trong tỉnh cũng được chú trọng, như: vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. Các hội, đoàn thể cũng có nhiều hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động phong phú, thiết thực để giúp đỡ đoàn viên, hội viên thoát nghèo như: Phát triển các mô hình kinh tế; mô hình giúp đỡ nhau làm kinh tế của Hội Phụ nữ, phong trào nông dân sản xuất giỏi của Hội Nông dân… Qua đó, chất lượng công tác giảm nghèo ngày một nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm một cách bền vững. 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh có thêm 1.350 hộ thoát nghèo, đạt 45% kế hoạch đề ra năm 2013.

Có thể thấy, bằng những bước đi phù hợp, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao mức sống của người dân. Đây sẽ là tiền đề tốt để tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, từng bước phát triển giàu đẹp, văn minh.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 40)