5. Bố cục của luận văn
1.2.2.5. Kinh nghiệm giảm nghèo của tỉnh Hà Giang
Trong 62 huyện nghèo nhất nước thì Hà Giang có tới 6/11 huyện thị nằm trong danh sách này. Những năm qua nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với công tác chỉ đạo sát sao, xã hội hoá các nguồn lực, phát huy tinh thần tương thân, tương ái của đồng bào dân tộc trong tỉnh mà công tác xoá nhà tạm, xoá đói giảm nghèo của Hà Giang đã đạt được kết quả rất tích cực.
Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm nhanh từ 51,05% năm 2005 xuống còn 27,64% năm 2008, cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong đó, việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo là quan trọng và việc tác động làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức tự vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, tránh trông chờ ỷ lại là điểm mấu chốt.
Những năm qua, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã rất tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng phát động nhiều cuộc vận động thu hút các ngành và đông đảo cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân trong tỉnh giúp dân giảm nghèo. Tiêu biểu như cuộc vận động ủng hộ giống gia súc nuôi luân chuyển và phản nằm, màn cho các hộ nghèo, thu hút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
633 cơ quan, trên 5 nghìn cán bộ, đảng viên tự nguyện trích một phần tiền lương và thu nhập để tham gia ủng hộ. Qua đó, hỗ trợ được 184 con trâu, 302 con bò, 4.374 con dê và trên 5 nghìn tấm phản nằm, với tổng số tiền lên tới 4,24 tỷ đồng, bảo đảm ít nhất mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 1 con trâu (bò), hoặc từ 2 - 3 con dê sinh sản. Để làm được điều đó, tỉnh vận động các đồng chí ủy viên, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể nêu cao tinh thần gương mẫu, mỗi đồng chí ủng hộ ít nhất 1 hộ nghèo trở lên, mỗi hộ 2 con dê, 1 tấm phản nằm, 1 chiếc màn; cán bộ công nhân viên mỗi người trích một phần thu nhập để trợ giúp giống trâu, bò, dê, lợn cho các hộ nghèo theo đơn vị đã được phân công phụ trách. Ngoài ra, các hộ có điều kiện sẽ giúp giống gia súc cho các hộ nghèo nuôi. Các huyện ít hộ nghèo sẽ giúp các huyện, xã có nhiều hộ nghèo hơn. Việc thống kê các hộ cần hỗ trợ phải được nêu tên, địa chỉ cụ thể rõ ràng.
Gắn với cuộc vận động này, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc xoá nhà tạm để đảm bảo cho người dân có nơi an cư lạc nghiệp, qua đề án hỗ trợ thêm 5.836 hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167. Quá trình thực hiện cũng mang tính xã hội hoá cao, ngoài nguồn vốn của Nhà nước, các doanh nghiệp Trung ương cũng đã hỗ trợ rất nhiều, cùng với nguồn tài chính của gia đình, dòng họ, thôn xóm giúp đỡ. Việc huy động các nguồn tiền đóng góp ủng hộ đồng bào xây dựng nhà cũng được tỉnh cho từng sở, ban, ngành, doanh nghiệp phụ trách từng xã đặc biệt khó khăn một cách cụ thể. Ví dụ như huyện Mèo Vạc chỉ trong một thời gian ngắn đã huy động được 3 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo xoá nhà tạm.
Đến nay, tỉnh Hà Giang đã xoá được khoảng 14.000 căn nhà tạm. Riêng năm 2009, xoá được 6.287 căn nhà tạm thì có 2.212 nhà xây, 1.312 nhà trình tường, 1.372 nhà sàn và 1.048 nhà gỗ. Trong tổng số gần 140 tỷ dùng xoá nhà tạm thì nguồn tiền xã hội hoá chiếm tới 2/5. Nhiều ngôi nhà vững chắc đã được dựng lên đảm bảo theo những tiêu chí đã đặt ra tạo điều kiện cho bà con có chỗ ở tốt hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Các bài học kinh nghiệm về xoá đói giảm nghèo của Hà Giang có thể vận dụng cho huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang:
- Xã hội hoá các nguồn lực, phát huy tinh thần tương thân, tương ái của đồng bào dân tộc.
- Tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người dân về ý thức tự vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, tránh trông chờ ỷ lại là điểm mấu chốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về nghèo đói, các tiêu chí đánh giá nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào?
- Thực trạng nghèo đói ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay diễn ra như thế nào?
- Những nguyên nhân nào gây ra nghèo đói đối với các hộ nông dân huyện Na Hang?
- Giải pháp nào là cần thiết để giảm nghèo đối với hộ nông dân huyện Na Hang?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tình hình KTXH của UBND tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Na Hang; các tài liệu, báo cáo của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp xác định mẫu điều tra
Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, việc chọn hộ để điều tra phải mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu. Để xác định số lượng
hộ cần điều tra nghiên cứu, ta sử dụng công thức sau: t2σ2
n = Δ2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong đó:
n: Số lượng hộ cần tiến hành điều tra. t: Hệ số tin cậy (t= 1,96 với α = 5 %) Δ: Phạm vi sai số cho phép
Để ước lượng σ ta dùng phương sai chọn mẫu (S2 được tính cho 30 hộ điều tra thử) và ước lượng theo công thức sau:
(n - 1) S2 (n - 1) S2
≤ σ2 ≤
U2 U1
Trong đó:
S2: Phương sai mẫu n: Dung lượng mẫu
U1, U2: Chênh lệch mẫu và được tra từ bảng phân phối χ2. Sau đó dựa vào công thức tính n, ta xác định được số lượng mẫu cần điều tra là n = 132 mẫu. Tuy nhiên để tăng độ chính xác và để loại trừ những mẫu không đạt chất lượng hoặc số liệu điều tra trùng nhau nên số lượng mẫu được tăng lên là 150 mẫu.
Sau khi xác định được số lượng mẫu cần điều tra, đề tài tiến hành xác định vùng nghiên cứu. Việc xác định vùng nghiên cứu dựa trên tiêu chí về đặc điểm địa hình của các vùng. Do huyện Na hang có địa hình đồi núi thuộc cánh cung Sông Gâm, có nhiều núi đá vôi, tập trung ở phía Nam và phía Bắc, độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam, Na Hang được chia thành 3 tiểu vùng:
Tiểu vùng khu A, ở phía Nam của huyện gồm 3 xã và 1 thị trấn, so với 2 khu B, C, giao thông ở khu A thuận lợi hơn.
Tiểu vùng khu B, ở phía Bắc của huyện gồm 5 xã, địa hình có nhiều núi đá cao, xã xa nhất là Xuân Lập, cách trung tâm huyện 51 km.
Tiểu vùng khu C, ở phía Đông và Bắc của huyện gồm 8 xã, địa hình chủ yếu là núi cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dựa trên cơ sở phân chia các tiểu vùng trên, đề tài lựa chọn 3 vùng nghiên cứu là:
Vùng A: Tiểu vùng khu A, nằm ở phía Nam của huyện. Vùng B: Tiểu vùng khu B, nằm ở phía Bắc của huyện.
Vùng C: Tiểu vùng khu C, nằm ở phía Đông Bắc của huyện.
Sau khi xác định được vùng nghiên cứu, đề tài tiến hành xác định các xã sẽ được điều tra ở mỗi vùng. Cụ thể đã lựa chọn 3 xã: Xã Sơn Phú (vùng A), xã Sinh Long (vùng B), xã Thượng Giáp (vùng C)
Việc lựa chọn hộ để điều tra hoàn toàn theo phương pháp ngẫu nhiên, không căn cứ theo tiêu chuẩn nghèo đói của Bộ Lao đông - thương binh và xã hội. Lựa chọn để điều tra được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.1: Lựa chọn địa điểm điều tra
STT Xã Số hộ Ghi chú
1 Sơn Phú 50 Đại diện cho các xã thuộc vùng A 2 Sinh Long 50 Đại diện cho các xã thuộc vùng B 3 Thượng Giáp 50 Đại diện cho các xã thuộc vùng C
Tổng 150
- Sau khi tiến hành xác định số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra tình hình kinh tế và đói nghèo của hộ.
- Thu thập thông tin về tình hình của hộ nông dân bằng phiếu điều tra xây dựng trước. Qua phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập được các thông tin định tính và định lượng về vấn đề liên quan đến sản xuất và nguyên nhân nghèo đói của hộ.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này đặc biệt cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
2.2.2.1. Đối với thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.
2.2.2.2. Đối với thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính, sử dụng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ.
Do khi tiến hành điều tra không căn cứ theo tiêu chuẩn đói nghèo của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, do đó phân tổ để xác định đâu là hộ nghèo, đâu là hộ trung bình và đâu là hộ khá là hết sức quan trọng. Để tiến hành phân tổ, tôi sử dụng phương pháp đồ thị. Có nghĩa sau khi tính được thu nhập bình quân của tất cả các mẫu, sắp xếp theo chiều tăng dần và tiến hành xác định khoảng cách tổ một cách phù hợp.
2.2.3.2. Phương pháp hàm sản xuất Cobb - Douglas
Để phân tích sự tác động của các yếu tố như: trình độ học vấn của chủ hộ, số ngày công, diện tích đất sản xuất, thu nhập từ trồng trọt chăn nuôi của hộ,... đến thu nhập của hộ, đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas (CD) để phân tích. Hàm CD có dạng: Y = AX1 b 1 X2 b 2…Xnb n eD 1eD 2…eD m Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc. Trong mô hình Y là thu nhập của hộ Xi: Là các biến độc lập định lượng (i = 1,n)
Dj: Các biến độc lập thuộc tính (j = 1,m)
Hàm sản xuất CD được giải bằng phương pháp logarit hoá hai về và giải trên phần mềm Excel
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.3.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng rất nhiều trong đề tài nghiên cứu để so sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ nghèo và không nghèo, giữa khu vực thuận lợi và khu vực khó khăn. Sử dụng phương pháp so sánh, ta có thể nhận định được xu hướng của sự vật, hiện tượng, từ đó đưa ra những dự đoán về kết quả có thể trong tương lai.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ
- Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.
GO = Σ(qi pi) (i = 1:n)
Trong đó: qi là khối lượng sản phẩm i pi là giá trị sản phẩm i
- Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí mua ngoài phục vụ quá trình sản xuất của hộ
IC = Σ Ci (i = 1:n)
- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của hộ khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.
VA = GO – IC
2.3.2. Các chỉ tiêu bình quân
Công thức tính số bình quân:
Các số bình quân như: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân….
n n
1 i X i X
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.3. Chỉ tiêu hiệu suất biên một đơn vị của biến độc lập
- Đối với biến định lượng:
X Y b Y i*
Ý nghĩa: đầu tư thêm 1 đơn vị yếu tố i sẽ mang lại thêm bao nhiêu đơn vị yếu tố thu nhập (Y)
- Đối với biến thuộc tính
Với các biến thuộc tính Dj, các biến này được coi là các biến giả định (Dummy variables), thường nhận các giá trị bằng 1 nếu xuất hiện biểu hiện thứ nhất của nó, nhận giá trị bằng 0 nếu xuất hiện biểu hiện đối lập với nó.Vì thế, ảnh hưởng của việc xuất hiện biểu hiện thứ nhất của biến thuộc tính Dj tới sự biến đổi của biến phụ thuộc Y sẽ được tính dựa vào biểu thức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG NGHÈO GIẢM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NGHÈO ĐÓI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Na Hang là một huyện vùng cao, nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, Thị trấn Na Hang cách thành phố Tuyên Quang chừng 110 km. Na Hang giáp với các huyện Bắc Mê (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng) ở phía Bắc,Chợ Đồn (Bắc Kạn) ở phía Đông, Chiêm Hóa ở phía Nam, Bắc Quang (Hà Giang) ở phía Tây. Hiện nay, huyện Na Hang có 12 đơn vị hành chính: Trong đó có 1 thị trấn và 11 xã.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình đồi núi thuộc cánh cung Sông Gâm, có nhiều núi đá vôi, tập trung ở phía Nam và phía Bắc, độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam, Na Hang được chia thành 3 tiểu vùng:
Tiểu vùng khu A, ở phía Nam của huyện gồm 3 xã và 1 thị trấn, so với 2 khu B, C, giao thông ở khu A thuận lợi hơn.
Tiểu vùng khu B, ở phía Bắc của huyện gồm 5 xã, địa hình có nhiều núi đá cao, xã xa nhất là Xuân Lập, cách trung tâm huyện 51 km.
Tiểu vùng khu C, ở phía Đông và Bắc của huyện gồm 8 xã, địa hình chủ yếu là núi cao.
Na Hang nằm trong lưu vực của 2 sông lớn: Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua núi Đổ xã Thượng Tân huyện Bắc Mê vào địa phận Na Hang với chiều dài 53 km, hướng sông chảy từ Bắc xuống Nam; Sông Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng xuống hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) chảy qua Thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Na Hang với chiều dài 25 km; hai sông hợp với nhau tại chân núi Pắc Tạ cách thượng lưu đập thuỷ điện 2 km. Ngoài ra 2 con sông Gâm và sông Năng, Na Hang còn có nhiều khe, lạch, suối nhỏ và trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn
Huyện Na Hang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, khô hanh ít mưa, có nhiều sương muối cục bộ. Nhiệt độ trung bình 26oC, cao nhất 40oC, thấp nhất 0oC. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm. Độ ẩm không khí trung bình: 85%.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mà khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân 1.941,5 mm/năm (thấp hơn so với các vùng khác của tỉnh Tuyên Quang 2.050 - 2500 mm/năm), lượng mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa 1.765 mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại rất lớn (tháng 1 có lượng bốc hơi lớn nhất tới 100 mm). Do