Kinh nghiệm giảm nghèo của Đài Loan

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 36 - 37)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.2.Kinh nghiệm giảm nghèo của Đài Loan

Đài Loan là một trong những nước công nghiệp mới (NICS), nhưng là 1 nước thành công nhất về mô hình kết hợp chặt trẽ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn (mặc dù Đài Loan không có các điều kiện thuận lợi như một số nước trong khu vực) đó là chính phủ Đài Loan đã áp dụng thành công một số chính sách về phát triển kinh tế -xã hội như:

- Đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại gia đình với quy mô nhỏ, chủ yếu đi vào sản xuất nông phẩm theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, mở mang thêm những nghành sản xuát kinh doanh ngoài nông nghiẹp cũng được phát triển nhanh chóng, số trang trại vừa sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm 91% số trang trại sản xuất thuần nông chiếm 90%. Việc tăng sản lượng và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp đến lượt nó lại tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển.

- Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nông thôn. Đài Loan rất coi trọng phát triển mạng lưới giao thông nông thôn cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

Trong nhiều thập kỷ qua, Đài Loan coi trọng việc phát triển giao thông nông thôn đều khắp các miền, các vùng sâu vùng xa, công cuộc điện khí hoá nông thôn góp phần cải thiện điều kiện sản xuất, điều kiện sinh hoạt ở nông thôn. Chính quyền Đài Loan cho xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp ngay ở vùng nông thôn để thu hút những lao động nhàn rỗi của khu vực nông nghiệp, tăng thu nhập cho những người nông dân nghèo, góp phần cho họ ổn định cuộc sống. Đài Loan áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc đối với những người trong độ tuổi, do đó trình độ học vấn của nhân dân nông thôn được nâng lên đáng kể, cùng với trình độ dân trí được nâng lên và điều kiện sống được cải thiện, tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 3,2%/năm (1950) xuống còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1,5%/năm (1985). Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân cũng được quan tâm đầu tư thích đáng.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 36 - 37)