Việc làm phi nông nghiệp của hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 106)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4.5. Việc làm phi nông nghiệp của hộ

Bảng 3.20: Thu nhập từ làm thuê của hộ điều tra

ĐVT: đồng/hộ

Nhóm hộ Bình quân thu từ làm thuê/ hộ % số hộ

Nhóm hộ nghèo 4.750.000 12,3

Nhóm hộ trung bình 6.830.000 13,5

Nhóm hộ khá 9.540.000 16,0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2013)

Việc làm phi nông nghiệp được tính từ các khoản làm thuê từ bên ngoài của hộ. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ các hộ có người đi làm thuê bên ngoài rất thấp. Nhóm hộ nghèo có 12,3% số hộ có người đi làm thuê bên ngoài và thu nhập bình quân một năm của nhóm này là 4.750.000 đồng/hộ/năm, nhóm hộ trung bình có 13,5% số hộ có người đi làm thuê từ bên ngoài và thu nhập bình quân của nhóm này là 6.830.000 đồng/hộ/năm, nhóm hộ khá có 16,0% số hộ có người đi làm thuê nhưng thu nhập bình quân lại cao nhất là 9.540.000 đồng/hộ/năm. Như vậy qua đây ta nhận thấy có một số vấn đề về việc làm thuê của địa phương như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hiện nay địa phương có rất ít công việc làm ngoài nông nghiệp để các hộ có thể làm thuê tăng thu nhập cho hộ gia đình.

- Việc làm thuê cho bên ngoài sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập cao cho các hộ gia đình, đặc biệt là những hộ nghèo là những hộ có ít vốn và ít đất để phát triển sản xuất.

- Địa phương có thể mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công ngiệp để vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, mặt khác giải quyết được việc làm cho người nông dân những lúc nông nhàn, qua đó tăng thu nhập và giúp hộ xoá đói giảm nghèo.

3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới thu nhập của hộ bằng hàm sản xuất Cobb-Douglas

Việc phân tổ các yếu tố sản xuất theo thu nhập cho thấy xu hướng tác động đến kết quả sản xuất. Tuy nhiên, điều đó mới dừng lại ở việc chỉ ra về mặt xu hướng tác động, còn để đánh giá được chính xác mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố tới thu nhập của hộ, ta sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để đánh giá.

Hàm Cobb-Douglas được xây dựng như sau: Y: Thu nhập bình quân/khẩu/tháng (đồng) X1: Trình độ học vấn của chủ hộ (lớp)

X2: Tổng ngày công huy động của hộ trong năm (Công) X3: Diện tích đất bằng của chủ hộ (ha)

X4: Tổng giá trị tài sản phục vụ sản xuất của hộ (đồng) X5: Thu từ trồng trọt của hộ (đồng)

X6: Thu từ chăn nuôi của hộ (đồng)

D1: Biến giả về dân tộc (1: dân tộc Kinh; 0: dân tộc khác)

Ứng dụng Excel để giả bài toán hàm CD dưới dạng phi tuyến ta được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.21: Kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas

Các biến hồi quy Hệ số Mức ý nghĩa thống kê Ghi chú Hệ số chặn 16,271 2,458E-119 *** Ln (Trình độ học vấn chủ hộ) 0,126 0,00023 *** Ln (Tổng ngày công/năm) -0,258 0,08635 * Ln (Diện tích đất bằng) 0,072 0,00014 *** Ln (Tổng giá trị tài sản phục vụ SX) 0,015 0,04831 ** Ln (Thu nhập từ trồng trọt) 0,074 0,00975 ** Ln (Thu nhập từ chăn nuôi) 0,018 2,75782E-10 *** D1 (D=1: Kinh; D=0: khác) 0,16 0,01682 ** R 0,6328 R2 0,4004 F 11,504 F(6,153)(0,05) 2,158 Significance F 1,25892E-10 Số quan sát 150

Ghi chú: Độ tin cậy: *: 90%, **: 95%, ***: 99% Như vậy hàm sản xuất CD có dạng:

Ln(Y) = 16,271+ 0,126 Ln(X1) - 0,258 Ln(X2) + 0,072 Ln(X3) + 0,015 Ln(X4) + 0,074 Ln(X5) + 0,018 Ln(X6) + 0,165 D1

a. Nhận xét về bài toán

Để xác định sự tồn tại của mô hình, ta so sánh F mô hình với F(k-1,n-k) (α) Nếu F(k-1,n-k)

(α) (tra bảng) > F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H0 cho rằng tất cả các biến giải thích Xi không ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng.

H0: (b1=b2=...=bi=0) Nếu F(k-1,n-k)

(α) (tra bảng) < F(mô hình) thì chấp nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất một hệ số bi khác không (có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

F(k-1,n-k)(α) = F(6,153)(0,05) = 2,158 < 11,504. Vậy giả thiết H1 được chấp nhận, có ít nhất 1 biến giải thích Xi ảnh hưởng tới thu nhập bình quân/khẩu/tháng.

R2 = 0,4004 có nghĩa sự biến động của các biến độc lập trong mô hình đã gây ra 40,04% sự biến động thu nhập của hộ. R2 = 0,4004 là chỉ tiêu chấp nhận được trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phù hợp với những địa phương miền núi đa dạng về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.

Qua kết quả bài toán cũng cho thấy dấu (+,-) của các biến trong mô hình đếu phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

b. Phân tích kết quả bài toán

- Với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 0,00023 có nghĩa là với độ tin cậy 99% cho thấy khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1% thì thu nhập bình quân/khẩu/tháng của hộ sẽ tăng lên 0,126%. Như vậy trình độ học vấn đã có tác động tới khả năng tạo ra thu nhập cho các thành viên trong gia đình.

- Với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 0,08635 có nghĩa là với độ tin cậy 90% cho thấy khi lao động của hộ gia đình tăng lên 1% thì thu nhập bình quân/khẩu/tháng của hộ sẽ giảm đi 0,258%. Trong điều kiện các hộ gia đình đã đáp ứng đủ lao động cho sản xuất nông nghiệp, mặt khác các công việc làm ngoài nông nghiệp của địa phương không nhiều, thì việc lao động tăng lên đồng nghĩa với việc tạo ra sức ép về việc làm đối với hộ. Việc chia sẻ thu nhập giữa các thành viên trong gia đình đã làm thu nhập bình quân giảm đi. Do đó khi lao động tăng lên, địa phương cần phải có chính sách phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm để tăng thu nhập cho người dân.

- Với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 0,00014 có nghĩa là với độ tin cậy 99% cho thấy khi diện tích đất bằng của hộ tăng lên 1% thì thu nhập bình quân/khẩu/tháng của hộ sẽ tăng lên 0,072%. Thu nhập của các hộ nông dân huyện Na Hang chủ yếu phục thuộc vào sản xuất nông nghiệp, mà trong đó trồng trọt là chính. Do vậy diện tích đất bằng tăng lên tất yếu sẽ dẫn đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng sản lượng và tăng thu nhập. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy diện tích đất không thể tăng lên mãi được, do vậy để giải quyết vấn đề này thì thâm canh, tăng vụ, sử dụng giống mới là vấn đề cần thiết phải đặt ra nhằm tăng thu nhập.

- Với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 0,04831 có nghĩa là với độ tin cậy 95% cho thấy khi tài sản phục vụ sản xuất của hộ tăng lên 1% thì thu nhập bình quân/khẩu/tháng của hộ sẽ tăng lên 0,015%. Việc trang bị máy móc thiết bị, những công cụ, dụng cụ mới vào sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần tăng năng suất lao động, năng suất đất đai từ đó dẫn đến tăng thu nhập cho người dân.

- Với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 0,00975 có nghĩa là với độ tin cậy 95% cho thấy khi thu nhập từ trồng trọt tăng lên 1% thì thu nhập bình quân/khẩu/tháng của hộ sẽ tăng lên 0,074%.

- Với mức ý nghĩa, hay còn gọi là P _ value = 2,75782E-10 có nghĩa là với độ tin cậy 99% cho thấy khi thu nhập từ chăn nuôi tăng lên 1% thì thu nhập bình quân/khẩu/tháng của hộ sẽ tăng lên 0,018%.

- Việc sử dụng biến giả để giả định sự khác nhau giữa dân tộc Kinh và các dân tộc khác trên địa bàn thì với độ tin cậy 95% cho thấy dân tộc Kinh có khả năng tạo ra thu nhập nhiều hơn các dân tộc khác là 0,16%. Điều này chứng tỏ dân tộc Kinh có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhiều hơn so với những người bản địa. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhân rộng những kinh nghiệm sản xuất từ người Kinh cho những người dân tộc để cùng nhau phát triển sản xuất và xoá đói giảm nghèo.

3.2.6. Tình trạng nghèo đói và nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói tại huyện Na Hang

Thứ nhất: Về kết quả xoá đói giảm nghèo của huyện trong thời gian qua đã thu được nhiều thành công, cụ thể số hộ nghèo đã giảm đáng kể. Tuy nhiên chúng ta nhận thấy chất lượng xoá đói giảm nghèo không cao. Thu nhập của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

người dân hầu hết đều xoay quanh chuẩn nghèo, do đó rất dễ dẫn đến tái nghèo khi có những tác động khách quan cũng như khi có sự thay đổi về chuẩn nghèo.

Thứ hai: Đối với nhóm hộ tiến hành điều tra nghiên cứu thì thu nhập của người dân không cao và phụ thuộc rất nhiều vào kết quả sản xuất nông nghiệp. Điều này phản ánh trình độ sản xuất thấp kém của các hộ gia đình, hạn chế khả năng tạo ra nguồn thu của hộ và việc xoá đói giảm nghèo của hộ. Chưa thực sự gắn rừng với kinh tế của hộ trong khi Na Hang có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng, các hoạt động phi nông nghiệp khác còn rất hạn chế đã ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Thứ ba: Các nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo của hộ nông dân bao gồm: - Không đủ đất đai cho phát triển sản xuất, nhất là diện tích đất bằng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Trang bị tài sản phục vụ cho sản xuất còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến năng suất lao động, năng suất đất đai của hộ.

- Kinh nghiệm sản xuất của hộ còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng tới kết quả ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất.

- Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất còn thiếu, tích luỹ của hộ chưa nhiều. Vì vậy việc đầu tư tái sản xuất mở rộng gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến thu nhập và xoá đói giảm nghèo của hộ.

- Chưa gắn kết được rừng với phát triển kinh tế của hộ nông dân.

- Chưa có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa phương để giải quyết lao động dư thừa, lao động thời vụ cho người dân từ đó giúp tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho hộ.

- Chưa thực sự chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi trong khi chăn nuôi lại là nguồn tạo ra thu nhập quan trọng cho hộ. Việc phát triển chăn nuôi mới chỉ ở hình thức nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn tận dụng và dư thừa là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính, vì vậy cần phải khuyến khích chăn nuôi phát triển gắn với sản xuất hàng hoá theo hướng sản xuất sản phẩm “sạch” đồng thời cần phải đảm bảo thị trường và giá cả ổn định cho người nông dân yên tâm sản xuất.

Trên đây là toàn bộ những phận tích, đánh giá về tình hình phát triển sản xuất của hộ cũng như những nhân tố tác động đến nghèo đói của hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

4.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng giảm nghèo đối với hộ nông dân huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

4.1.1. Quan điểm về giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là một lĩnh vực mà tất cả các quốc gia đều phải lưu tâm để đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế. Việt Nam đã thể hiện sự cam kết qua việc đưa xóa đói giảm nghèo vào Chương trình mục tiêu Quốc gia và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Huyện Na Hang giống như rất nhiều địa phương khác, đã và đang thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo theo quan điểm thống nhất chung của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cụ thể, quan điểm về xóa đói giảm nghèo như sau:

Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo đói. Nhìn chung, ở đâu kinh tế phát triển, ngành nghề và hoạt động kinh tế đa dạng, việc làm đầy đủ, thì ở đó số hộ nghèo đói giảm nhanh, số hộ giàu tăng lên và bộ mặt xã hội của cộng đồng thay đổi nhanh chóng.

Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo.

Xóa đói giảm nghèo phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống đói nghèo ở các nước.

Nhà nước sẽ trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì việc tạo việc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xoá đói giảm nghèo thành công nhanh và bền vững.

Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo bằng các nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước.

4.1.2. Phương hướng giảm nghèo

Thứ nhất, xóa đói giảm nghèo phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là bộ phận quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư.

Xoá đói giảm nghèo không phải là giải pháp tình thế, mà về lâu dài để đảm bảo tính bền vững cũng như tính hiệu quả của chương trình xoá đói giảm nghèo phải được gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Về công nghiệp, khai thác lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đất đai, nguồn thuỷ năng để phát triển mạnh công nghiệp, xây dựng công nghiệp trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế miền núi. Trước mắt tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây là lĩnh vực tạo được nhiều việc làm, có khả năng thu hút lao động góp phần xoá đói giảm nghèo.

Về nông nghiệp - lâm nghiệp, Huyện xác định đây là thế mạnh quan trọng của miền núi để giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. Trong những năm tới, tập trung chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá có quy mô phù hợp với thị trường; chuyển dịch cơ cấu đất đai theo hướng đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành sản xuất gắn với khai thác tối đa tiềm năng đất, rừng, mặt nước, nguồn vốn và lao động cho phát triển. Khai thác thế mạnh về đất đai và diện tích chăn thả của vùng phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng thịt sữa gắn với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ hai, xoá đói giảm nghèo phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, lấy chương trình xoá đói giảm nghèo làm trung tâm gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, tập trung sự hỗ trợ của Trung ương và của ngân sách tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã nghèo vùng cao, vùng xa vùng đồng bào dân tộc, vùng căn cứ cách mạng.

- Xoá đói giảm nghèo phải gắn với thu nhập của khu vực nông thôn vì trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của họ có xu hướng đa dạng hoá từ nhiều nguồn trên cơ sở đa dạng hoá sản xuất kinh doanh, phá vỡ thế thuần nông đẩy mạnh sản xuất hàng hoá.

- Về giải quyết việc làm, hướng chính là phát triển theo chiều rộng là

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo tại huyện na hang tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)