5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Nguyên tắc quản lý ngân sách
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.
Nguyên tắc thống nhất
Đó là việc tuân thủ theo một khuôn khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, đến thanh quyết toán, xử lý những phát sinh trong quá trình thực hiện, NSNN đều mang tính thống nhất và xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở. Việc thực hiện nguyên tắc này nhằm tăng cường sức mạnh vật chất trong tay Nhà nước, khắc phục tình trạng chia cắt, phân tán ngân sách, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng có nghĩa vụ hoặc được thụ hưởng ngân sách.
Nguyên tắc dân chủ
Đây là nguyên tắc thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc đóng góp, kiểm tra, giám sát và hưởng thụ. Sự tham gia theo quy chế dân chủ làm cho ngân sách minh bạch hơn, các thông tin về các khoản thu, chi của NSNN được chính xác, trung thực hơn. Một ngân sách tốt là một ngân sách phản ánh lợi ích của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, trong các chính sách, hoạt động thu chi NSNN. Sự tham gia của các cán bộ, công chức, dân chúng được thể hiện trong suốt chu trình ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán cho đến khâu quyết toán ngân sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn, chính xác
Đây là nguyên tắc đòi hỏi mọi khoản thu, chi ngân sách phải được phản ánh đầy đủ, chính xác vào NSNN. Thực hiện nguyên tắc này là đảm bảo tính minh bạch của các khoản thu, chi, tạo điều kiện cho các nhà quản lý có số liệu trung thực để qua đó đưa ra những quyết định quản lý chính xác, hiệu quả.
Nguyên tắc công khai, minh bạch
NSNN được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật, nên người dân có quyền được biết Nhà nước thu của họ như thế nào, chi vào những việc gì, các nhà tài trợ cũng muốn biết tiền của họ có được chi đúng mục đích hay không. Chính vì thế mà NSNN phải được trình bày dễ hiểu, công bố công khai để dân chúng được biết. Thực hiện nguyên tắc này góp phần làm lành mạnh hóa công tác quản lý NSNN.
Nguyên tắc cân đối
Cân đối NSNN là cân đối giữa thu và chi NSNN. Nguyên tắc này đòi hỏi chỉ được phép chi khi có nguồn thu bù đắp. NSNN của Việt Nam được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển. Trong trường hợp bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách. Bội chi NSNN được bù đắp bằng nguồn vay trong và ngoài nước, khoản vay bù đắp cho bội chi ngân sách không được sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển.
Nguyên tắc quy trách nhiệm
Nguyên tắc này đòi hỏi trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách của các tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lý ngân sách. Quy trách nhiệm yêu cầu phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện ngân sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3. Nội dung quản lý Ngân sách Nhà nƣớc
1.3.1.Quy trình NSNN
Hoạt động NSNN có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại hình thành quy trình ngân sách, dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của ngân sách một năm kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thuc chuyển sang ngân sách mới. Một quy trình ngân sách bao gồm ba khâu:lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách.
1.3.1.1. Lập dự toán NSNN
Mục tiêu cơ bản của lập dự toán NSNN là nhằm tính toán chuẩn xác các chỉ tiêu thu, chi của NSNN trong năm kế hoạch, đồng thời đưa ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu này. Vì vậy, lập dự toán NSNN phải dựa vào các căn cứ sau:
- Dự toán NSNN hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT - XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.
- Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển KT – XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án. đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhầ nước có thẩm quyền quy định. Đối với chi trả nợ, phải căn cứ vào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán.
- Việc quyết định chính sách, chế độ, nhiệm vụ quan trọng, phê duyệt chương trình, dự án do NSNN bảo đảm phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính 5 năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Dự toán NSNN được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo đúng thời gian và biểu mẫu quy định.
1.3.1.2. Chấp hành NSNN
Chấp hành NSNN là việc tổ chức thực hiện dự toán NSNN đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nội dung tổ chức chấp hành NSNN gồm:
- Khi nhận được số phân bổ về ngân sách, các cơ quan Nhà nước và các đơn vị dự toán câp I giao nhiệm vụ cho các đơn vị trự thuộc đảm bảo đúng với dự toán ngân sách được phân bổ, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, cấp phát, quản lý.
- Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao.
- Các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức và cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.
- Các cơ quan tài chính các cấp, trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN, nộp đầy đủ, đúng kỳ hạn các khoản phải nộp vào NSNN.
- Các khảon chi thường xuyên theo định kỳ phải được bố trí kinh phí đều trong năm để chi. Các khoản có tính thời vụ hoặc mua sắm lớn phải có kế hoạch với cơ quan tài chính để chủ động bố trí kinh phí.
- Một khảon chi NSNN được thực hiện khi có đủ các điều kiện: có trong dự toán được duyệt; đúng chế độ định mức, tiêu chuẩn; được thủ trưởng cơ quan chuẩn chi; qua đấu thầu hoặc thẩm định giá đối với các khảon đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tất cả các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được tổ chức thu trực tiếp và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.
- Các đơn vị sử dụng NSNN có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện NSNN gửi cho cơ quan tài chính. Nếu vi phạm chế độ báo cáo, cơ quan tài chính cùng cấp có quyền tạm đình chỉ cấp phát kinh phí của tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1.3.1.3. Quyết toán NSNN
Quyết toán ngân sách là bảng tổng hợp toàn bộ số thực thu và thực chi trong năm ngân sách vào cuối năm ngân sách. Các tổ chức thực hiện việc thu chi NSNN phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán Nhà nước. Mục đích của quyết toán NSNN là tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình hoạt động thu, chi ngân sách trong năm ngân sách đã qua của đơn vị mình cho các cơ quan quản lý cấp trên. Yêu cầu đối với báo cáo quyết toán NSNN:
- Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung báo các quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao (hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo Mục lục ngân sách.
- Số liệu trên sổ sách của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước về tổng thể và chi tiết.
- Mẫu biểu báo cáo quyết toán phải theo quy định của Bộ Tài chính, đơn vị dự toán phải gửi kèm báo cáo giải trình chi tiết để cơ quan chủ quản cấp trên (hoặc cơ quan tài chính cùng cấp) xem xét trước khi ra thông báo duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán năm cho đơn vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Lập quyết toán ngân sách thường được thực hiện theo phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên trên, đảm bảo công tác lập quyết toán ngân sách được thực hiện đầy đủ, chính xác, khách quan, trung thực. Trình tự lập, xét duyệt báo cáo quyết toán ngân sách phải tuân theo đúng quy trình đã được quy định trong Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1.3.2. Quản lý thu NSNN
1.3.2.1.Thu ngân sách nhà nước
Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Như vậy, thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay Nhà nước để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các yêu cầu chi tiêu xác định của Nhà nước.
Nét nổi bật của việc thu NSNN là : trong bất cứ xã hội nào, cơ cấu các khoản thu NSNN đều gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị cuả Nhà nước. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước là điều kiện xuất hiện các khoản thu NSNN. Ngược lại, các khoản thu NSNN là tiền đề vật chất không thể thiếu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Một đặc trưng khác của thu NSNN là luôn luôn gắn chặt với các quá trình kinh tế và các phạm trù giá trị. Kết quả của quá trình hoạt động kinh tế và hình thức, phạm vi, mức độ vận động của các phạm trù giá trị là tiền đề quan trọng xuất hiện hệ thống thu NSNN. Nhưng chính hệ thống thu NSNN lại là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến kết quả của quá trình kinh tế cũng như sự vận động của các phạm trù giá trị.
Thu ngân sách Nhà nước trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội. Mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề, đồng thời là yếu tố khách quan hình thành các khoản thu NSNN và quyết định mức độ động viên các khoản thu của NSNN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thu ngân sách Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến tốc độ, chất lượng và tính bền vững trong phát triển của một quốc gia. Trong cơ cấu thu, nguồn thu nội địa phải luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Không thể nói đến sự phát triển bền vững nếu thu từ ngoài nước (vay nợ, nhận viện trợ từ nước ngoài) và các khoản thu có liên quan đến yếu tố bên ngoài (thuế nhập khẩu, tiền bán tài nguyên thiên nhiên ra bên ngoài …) chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu.
Trong cơ cấu thu ngân sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế luôn là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi nó được trích xuất chủ yếu từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra và thể hiện rõ nét quyền lực Nhà nước. Nền kinh tế quốc dân càng phát triển với tốc độ cao thì nguồn thu của Nhà nước từ thuế chiếm tỷ trọng càng lớn trong NSNN.
Hiện nay chúng ta có các nguồn sau để thu ngân sách nhà nước: - Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm: Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi); Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp.
- Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích. - Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này.
- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này. - Thu kết dư ngân sách theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này. - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Các khoản di sản nhà nước được hưởng; Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch thu; Thu hồi dự trữ nhà nước; Thu chênh lệch giá, phụ thu; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang; Các khoản thu khác.
1.3.2.2. Quản lý thu Ngân sách Nhà nước
Đây là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách; Kiểm tra, giám sát quá trình này. Quản lý thu NSNN tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
+ Xác lập hệ thống chính sách thu + Lập kế hoạch và biện pháp thu + Thực hiện qui trình thu
+ Tổ chức bộ máy thu
Trong nền kinh tế, thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc (phi hình sự) của nhà nước nhằm động viên một bộ phận thu nhập từ lao động, của cải, từ chi tiêu hàng hóa, dịch vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằm trang trải nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Vì vậy quản lý thuế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn