5. Kết cấu của luận văn
4.2.5.3. Đổi mới quản lý chi thường xuyên
- Cần phải rà soát lại định mức, tiêu chuẩn chi NSNN, kịp thời sửa đổi, điều chỉnh những quy định không còn phù hợp với thực tế, một số hoạt động chưa được định mức cần nghiên cứu đề nghị Nhà nước bổ sung để tạo cơ sở cho công tác quản lý chi NSNN.
- Tăng cường công tác kiểm soát chi của KBNN, các khoản chi tạm ứng chỉ được thanh toán khi đơn vị sử dụng kinh phí đúng mục đích và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ.
- Đẩy mạnh quá trình xã hội hoá một số lĩnh vực như: Giáo dục, Y tế, xã hội, đẩy mạnh các phong trào xây dựng quỹ xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến khích tài năng trẻ… để giảm sức ép của lĩnh vực này đối với NSNN.
- Cùng với việc thực hiện tiết kiệm chi tiêu hành chính phải đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách tài chính công; tiến hành sắp xếp tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước. Đẩy mạnh công tác khoán biên chế và kinh phí hoạt động đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách và các đơn vị sự nghiệp để thủ trưởng đơn vị chủ động quản lý, điều hành sử dụng kinh phí ngân sách tiết kiệm có hiệu quả, đồng thời nêu cao chế độ trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong việc sử dụng NSNN.
- Tăng cường quản lý sử dụng tài sản công, tổ chức sắp xếp quỹ đất, trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính sự nghiệp theo tiêu chuẩn, định mức nhà nước quy định, tiến hành phân tích đánh giá kết quả kiểm kê tài sản hàng năm trong khu vực hành chính sự nghiệp để điều chỉnh tài sản từ nơi thừa sang nơi thiếu, hạn chế việc mua sắm tài sản mới, phương tiện đắt tiền chưa cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiếp tục thực hiện công khai ngân sách tạo điều kiện cho việc kiểm soát, giám sát của các cơ quan, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân, thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính. Nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính, HĐND và UBND thành phố. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Trong điều kiện phân cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách hiện còn chưa hợp lý thì vấn đề đặt ra là làm sao phân bổ được tối ưu các nguồn lực tài chính được phân cấp này. Cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của ngân sách một cách hợp lý nhất có thể.
- Thực hiện nghiêm quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản dưới luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí do UBND thành phố ban hành. Phải tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức đi đến hành động của từng đơn vị, từng cán bộ công chức của thành phố trong công tác này, đây là một việc khó, nên tránh việc tuyên truyền vận động suông mà phải đi vào thực chất. Trước mắt thực hiện tiết giảm ngay các khoản chi hành chính chưa cần thiết còn mang tính phô trương, hình thức như chi cho tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, ngày thành lập ngành, chi liên hoan gặp mặt cuối năm, chi tiếp khách, tham quan... Thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước trong việc mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc trong các cơ quan hành chính, thành phố cần nghiên cứu ban hành quy định liên quan đến lĩnh vực này nhằm tăng cường phân cấp cho các đơn vị đi đôi với tăng cường trách nhiệm. Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thường xuyên của NSNN, sử dụng tài sản công. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng kinh phí thường xuyên của Ngân sách. Đồng thời có qui định nếu lãnh đạo tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chức nào sử dụng sai mục đích lãng phí tiêu cực thì phải bị xử lí một cách đúng mức từ xử phạt hành chính đến truy tố trước pháp luật. Thành phố hàng năm phải tổng kết hiệu quả các khoản chi thường xuyên để có biện pháp sửa đổi và xây dựng các mô hình quản lý chi thường xuyên có hiệu quả.