5. Kết cấu của luận văn
4.2.5.4. Một số giải pháp khác
- Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn đầu tư phải là phương châm trong điều hành, quản lý ngân sách, một mặt hiệu quả đầu tư cao trực tiếp làm tăng thu ngân sách thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, gián tiếp tăng thu nhờ sản xuất phát triển. Mặt khác tăng cường tiết kiệm chi để giảm căng thẳng cho ngân sách hoặc dành vốn để đầu tư cho dự án khác, việc lựa chọn đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những công trình có hiệu quả cao, hết sức tránh phô trương, lãng phí, bên cạnh đó công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn cần phải được nâng lên một bước, xoá bỏ bệnh hình thức trong thực hiện các quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng dự án, chỉ định thầu, đấu thầu đến nghiệm thu, quyết toán chương trình, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng công trình không những chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư mà còn là trách nhiệm của các ngành chức năng quản lý có liên quan.
- Phải có sự quản lý tập trung thống nhất các nguồn vốn trên địa bàn, xây dựng và ban hành quy trình quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính trên địa bàn đối với tất cả các cấp ngân sách. Bảo đảm quy trình quản lý ngân sách phải phù hợp về mặt thời gian thực hiện, chi tiết và dễ tiếp cận phù hợp với trình độ của cán bộ quản lý các cấp, bảo đảm sự minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn NSNN, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu kết hợp với vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp bằng cơ chế rõ ràng trong quản lý các chương trình mục tiêu, vốn đầu tư phát triển các nguồn thu khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách của đội ngũ cán bộ tài chính ở thành phố và các xã phường. Cán bộ quản lý chi ngân sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến hiệu quả quản lý chi ngân sách. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ này nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng trên địa bàn thành phố.
Thường xuyên nâng cao phẩm chất cho cán bộ quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố nhằm củng cố quan điểm lập trường, ý thức giai cấp để đội ngũ này làm công tác chi ngân sách tránh được tiêu cực hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần làm lành mạnh hoá lĩnh vực tài chính trên địa bàn thành phố. Cần rà soát lại số lượng, chất lượng cán bộ tài chính trên địa bàn thành phố và các xã, phường cũng như các đơn vị đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn để có biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đặc biệt đối với cán bộ thuộc phòng Tài chính kế hoạch thành phố phải có chiến lược đào tạo để phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá công tác quản lý NSNN. Phải xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ chi ngân sách trên địa bàn khắc phục tình trạng hẫng hụt về cán bộ và trình độ thiếu tính liên ngành nhằm đảm bảo cho hiệu quả chi ngân sách. Cán bộ quản lý chi ngân sách không chỉ hiểu sâu sắc nghiệp vụ quản lý chi ngân sách mà còn hiểu về nghiệp vụ và kỹ thuật tổ chức thực hiện.