Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 46 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan thống kê trung ương và địa phương (như Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì), các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn: Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch – UBND TP Việt Trì và các cơ quan có liên quan khác.

Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Việt Trì.

- Các tài liệu thống kê về liên quan đến tình hình thu chi NSNN, tình hình quản lý NSNN thuộc thành phố Việt Trì trong giai đoạn 2009-2011.

- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý, NSNN.

- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Các tài liệu liên quan khác.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý NSNN thuộc thành phố Việt Trì , đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu thực trạng đạt hiệu quả hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.4. Phương pháp tổng hợp số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.4.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể.

2.2.4.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng như phương pháp so sánh.

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý NSNN qua thời gian, so sánh với các địa phương trong nước khác.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý NSNN

- Số thu Ngân sách Nhà nước của TP Việt Trì giai đoạn năm 2009 – 2011. - Số chi Ngân sách Nhà nước của TP Việt Trì giai đoạn năm 2009 – 2011.

2.3.2. Kết quả quản lý Ngân sách Nhà nước

- Kết quả công tác quản lý thu – chi Ngân sách Nhà nước của TP Việt Trì giai đoạn 2009 – 2011.

- Kết quả công tác quản lý các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu từ nguồn thu khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Kết quả công tác quản lý chi đầu tư phát triển, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên.

2.3.3. Các chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý Ngân sách Nhà nước

- Hiệu quả công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước của TP Việt Trì giai đoạn 2009 - 2011.

- Hiệu quả công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước của TP Việt Trì giai đoạn 2009 - 2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

3.1. Khái quát về thành phố Việt Trì

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, là vùng đất có bề dầy về lịch sử và truyền thống cách mạng. Ngay từ buổi bình minh dựng nước, các vua Hùng đã chọn vùng đất này làm kinh đô cuả nước Văn Lang- nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 11.175,11ha, gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị; dân số là 277.539 người (tính đến 31/12/2011); phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù Ninh.

Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây- Tây Bắc thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.

Về mặt địa chất, đất đai ở Việt Trì thuộc vùng đất cổ có niên đại cách đây từ 50 đến 200 triệu năm. Theo tài liệu khảo cổ học cách ngày nay khoảng 2 vạn năm, ở đây đã có sự định cư của người Việt cổ.

Ngày nay, Việt Trì đã trở thành điểm đến của đông đảo kiều bào trong và ngoài nước hành hương về cội nguồn dân tộc.

Thành phố Việt Trì có nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, danh lam gắn liền thời đại các vua Hùng và công cuộc giữ gìn, bảo vệ và xây dựng đất nước. Hàng năm nhân dân trong thành phố đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội Đền Hùng đã trở thành Quốc lễ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với tốc độ phát nhanh và bền vững, chỉ sau hơn 7 năm là đô thị loại 2, ngày 4/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Phú Thọ.

3.1.2. Điều kiện kinh tế

Những năm gần đây, thành phố đã tập trung đầu tư rất nhiều cho các dự án chỉnh trang đô thị như làm lề đường, vỉa hè, trồng cây xanh công cộng, nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường khiến bộ mặt đô thị trở nên khang trang hơn, đời sống người dân được ổn định hơn rất nhiều. Nhiều con đường được mở rộng, nhiều công trình lớn được tỉnh đầu tư đã và đang hoàn thành cho thấy sự phát triển nhanh chóng của thành phố. Đại lộ Hùng Vương huyết mạch giao thông của cả khu vực phía Bắc được mở rộng đẹp hơn, đường Nguyễn Tất Thành mới được đầu tư xây dựng làm cho bộ mặt thành phố thêm đàng hoàng.

Đặc biệt Khu di tích văn hóa lịch sử Đền Hùng, đã và đang được quy hoạch xây dựng rộng cả nghìn ha tạo cảnh quan bảo vệ khu di tích và xây dựng các công trình phục vụ lễ hội Đền Hùng. Các khu vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại, công trình văn hóa như Công viên Văn Lang và Bảo Đà, Hội chợ Hùng Vương, các trung tâm thương mại, hệ thống chợ đầu mối, phố ẩm thực, nhà hát lớn cũng đang nhanh chóng được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng phục vụ người dân.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, thành phố xác định lấy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề làm đòn bảy; trong đó phát triển nhanh, mạnh các ngành có lợi thế về tài nguyên như giấy, hóa chất, cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ; đồng thời đẩy nhanh tốc độ xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề. Bên cạnh đó, thành phố tập trung phát triển ngành dịch vụ và du lịch, trong đó du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, các trung tâm dịch vụ lớn...

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, các thành phần kinh tế được tạo điều kiện phát triển. Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển ngày càng đồng bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong những năm gần đây,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế, xã hội của thành phố phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2005 - 2010 đạt 13,6 %/năm. Đặc biệt, năm 2011, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức do lạm phát tăng, giá cả biến đổi thất thường... kinh tế thành phố vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng 9,1 %; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Xây dựng - Công nghiệp 63,2%, Dịch vụ 33,6%, Nông nghiệp 3,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 31,31 triệu đồng/người. Thu ngân sách tăng 37,1%, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 30,9% so với năm 2010. Nổi bật là sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao. Dịch vụ phát triển nhanh, đúng hướng, phát huy được lợi thế, đa dạng về loại hình, chất lượng không ngừng được nâng cao; đã ứng dụng nhanh công nghệ mới, hiện đại vào một số khâu dịch vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu của trung tâm dịch vụ vùng. Sản xuất nông nghiệp đô thị, cận đô thị, nông nghiệp sạch bước đầu có kết quả như: lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh. Tổng giá trị đầu tư xây dựng năm 2011 trên địa bàn tăng 2,6% so cùng kỳ, đạt 4000 tỷ đồng.

Nhờ vậy, nền kinh tế của thành phố Việt Trì luôn phát triển ổn định ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 so với cả nước bằng 1,17 lần; tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2008-2011 là 13,14%/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố là 5,4%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nội thành là 3,34%. Dân số toàn thành phố hơn 277.000 người, trong đó dân số khu vực nội thành là 205.765 người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 74,14%, với mật độ dân số nội thành là 10.586,21 người/km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hơn 87,71%. Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thành đạt trên 96%.

Theo Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Việt Trì được xác định là một trong 12 đô thị trung tâm vùng của cả nước. Để phát huy thế mạnh của mình, sắp tới của thành phố sẽ tập trung phát triển toàn diện mà trọng tâm là đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển công nghiệp công nghệ cao, du lịch dịch vụ, giáo dục đào tạo và các thiết chế văn hoá đồng bộ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện đại, từng bước đưa thành phố trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục của vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của thành phố Việt Trì giai đoạn năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 1. Dân số có đến cuối năm Người 222.784 225.282 227.539 101,12 101,00 2. Tổng SP trong nƣớc GDP tỷ đồng 2.305 2.635,4 2.737,7 114,33 103,88 - Giá cố định tỷ đồng 2.305 2.635,4 2.737,7 114,33 103,88 - GDP bình quân đầu người Tr.đồng 24,5 27,5 29,3 112,24 106,55 3. GTSX CN-TTCN trên địa bàn thành phố tỷ đồng 4.978,4 5.708,7 5.858,4 114,67 102,62 4. Nông nghiệp

- GTSX nông nghiệp tỷ đồng 129,1 126,6 123,5 98,06 97,55 - Tổng diện tích gieo trồng Ha 3.898 3.661 3.509 93,92 95,85 5. Thủy sản Tổng giá trị tỷ đồng 14,9 14,7 14,4 98,66 97,96 Sản lượng khai thác Tấn 1.270 1.400 1.805 110,24 128,93

6. Thu – Chi ngân sách - Thu ngân sách thành phố Tr. đồng 125.681 143.657 225.635 114,30 157,07 - Chi ngân sách thành phố Tr.đồng 85.968 96.250 162.189 111,96 168,51 7. Tổng vốn Đầu Tƣ XDCB trên địa bàn thành phố tỷ đồng 2.200 3.500 4.000 159,09 114,29 8. Tổng giá trị xuất khẩu 1.000 USD 245,9 275 390,2 111,83 141,89 9. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội Tr.đồng 4.615,3 5.456,1 6.888,6 118,22 126,26 10. Mẫu giáo

- Giáo viên Người 757 759 880 100,26 115,94 - Học sinh Người 7.452 8.042 9.131 107,92 113,54

11. Phổ thông

- Giáo viên Người 2.080 2.081 2.199 100,05 105,67 - Học sinh Người 28.380 28.378 30.757 99,99 108,38

12. Hộ đói nghèo Hộ 2.603 2.593 2.225 99,62 85,81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.3. Điều kiện văn hoá, y tế, giáo dục

Văn hóa - xã hội của thành phố có bước phát triển khá, nhiều lĩnh vực đạt những thành tựu quan trọng; đã hoàn thành sớm các mục tiêu: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học, luôn là lá cờ đầu của tỉnh về giáo dục - đào tạo. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, có một số mặt đạt trình độ của các đô thị phát triển trong nước. Môi trường xã hội được quan tâm, nếp sống văn minh, kỷ cương đô thị trở thành nền nếp; tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dân được phát huy. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các hoạt động lớn của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và thành phố.

Công tác y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc và bảo vệ trẻ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 46 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)