5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với UBND thành phố Việt Trì
- Tăng cường quản lý khai thác tốt nguồn thu, quản lý chặt chẽ mọi khoản chi NSNN.
- Tiếp tục hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN.
- Nâng cao chất lượng công tác lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN.
- Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ để đồng bộ với việc đổi mới cơ cấu tài chính, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tài chính, nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ. Đồng thời đòi hỏi có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ của Trung ương, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự cố gắng nỗ lực phối, kết hợp giữa các ngành, các đơn vị trong quản lý NSNN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
NSNN là công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới tăng trưởng, phát triển và thực hiện CNH - HĐH đất nước. Nghị quyết đại hội X - XI Đảng đã ghi nhận hoạt động của NSNN. Để phát huy hơn nữa vai trò của NSNN trong nền kinh tế hiện nay, việc tăng cường quản lý NSNN là vấn đề hết sức cần thiết.
Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế trong cả nước, trong những năm vừa qua thành phố Việt Trì đã có những chuyển biến tích cực trong quản lý điều hành NSNN. Bám sát chính sách chế độ, thực hiện các quy định của Luật NSNN, huy động và khai thác tốt nguồn thu, quản lý chặt chẽ các khoản chi, thực hiện phân cấp rõ ràng, rành mạch, quan tâm xây dựng bộ máy quản lý NSNN của ngành tài chính từ cấp tỉnh đến cơ sở. Hàng năm, đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu NSNN trung ương giao.
Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý NSNN trên địa bàn cũng còn một số hạn chế, tồn tại đó là: Trong công tác điều hành ngân sách ở một số ngành, địa phương chưa bám sát dự toán được giao, việc điều hành, triển khai nhiệm vụ tại một số đơn vị dự toán thường chậm, dồn nén vào cuối năm và còn để xảy ra tình trạng không thực hiện được dự toán trong năm, đặc biệt là chi đầu tư XDCB gây ra tình trạng chi chuyển nguồn lớn, đây là một nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước. Việc triển khai các chính sách tài chính do Chính phủ, Bộ Tài chính mới ban hành, chủ trương khoán biên chế và quỹ lương, trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu, các ngành, địa phương triển khai còn chậm. Quản lý chi NSNN còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ đặc biệt là công tác quản lý đầu tư XDCB…
Những tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do hệ thống cơ chế, chính sách và quản lý NSNN chưa hoàn chỉnh, trình độ quản lý của cán bộ ngành tài chính còn nhiều hạn chế bất cập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhất là cán bộ tài chính cấp cơ sở. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý NSNN nhiều khi chưa đồng bộ.
Để hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì góp phần tăng thu NSNN hàng năm; thu NSNN đảm bảo được chi thường xuyên, tăng dần tích luỹ cho đầu tư phát triển. Đồng thời, sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện công khai minh bạch.
Với các giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong luận văn tôi hy vọng rằng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo số 236/BC-TU ngày 08/10/2010 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa XVI trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2011-2015).
2. Các bộ luật: Luật Ngân sách năm 2003, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Xây dựng năm 2003.
3. Chi cục Thuế TP Việt Trì (2010), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2009. 4. Chi cục Thuế TP Việt Trì (2011), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010. 5. Chi cục Thuế TP Việt Trì (2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011. 6. Lê Thị Thu Thủy, Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý Ngân sách
Nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san Luật học số 26 (2010).
7. Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn.
8. Nhà xuất bản Lao động – Xã Hội - Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế - Đồng chủ biên: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu – Hà Nội 2005.
9. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Giáo trình Hiệu quả và Quản lý Dự án Nhà nước – Chủ biên: PGS.TS Mai Văn Bưu – Hà Nội 2008.
10. Nhà xuất bản Thống kê – Giáo trình Lập Dự án Đầu tư – Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – Hà Nội 2005.
10. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội – Đồng chủ biên: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Hà Nội 2007.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11. Nhà xuất bản Thống kê – Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường – Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Hà Nội 2003
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Việt Trì, các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán và xây dựng dự toán ngân sách các năm 2009 - 2011.
13. Phan Huy Đường, 2010, Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB ĐHQGHN
13. UBND TP Việt Trì – Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Việt Trì đến năm 2020.
14. UBND TP Việt Trì (2012) - Báo cáo tình hình kinh tế xã hội TP Việt Trì năm 2011.
15. UBND TP Việt Trì (2010) - Báo cáo tình hình kinh tế xã hội TP Việt Trì năm 2009.
16. UBND TP Việt Trì (2011) - Báo cáo tình hình kinh tế xã hội TP Việt Trì năm 2010.
17. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, NXB sự thật Hà Nội. 19. Vũ Thị Nhài, 2008, Quản lý tài chính công ở Việt Nam, NXB Tài chính