5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Quản lý thu NSNN
1.3.2.1.Thu ngân sách nhà nước
Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Như vậy, thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay Nhà nước để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các yêu cầu chi tiêu xác định của Nhà nước.
Nét nổi bật của việc thu NSNN là : trong bất cứ xã hội nào, cơ cấu các khoản thu NSNN đều gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị cuả Nhà nước. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước là điều kiện xuất hiện các khoản thu NSNN. Ngược lại, các khoản thu NSNN là tiền đề vật chất không thể thiếu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Một đặc trưng khác của thu NSNN là luôn luôn gắn chặt với các quá trình kinh tế và các phạm trù giá trị. Kết quả của quá trình hoạt động kinh tế và hình thức, phạm vi, mức độ vận động của các phạm trù giá trị là tiền đề quan trọng xuất hiện hệ thống thu NSNN. Nhưng chính hệ thống thu NSNN lại là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến kết quả của quá trình kinh tế cũng như sự vận động của các phạm trù giá trị.
Thu ngân sách Nhà nước trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội. Mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề, đồng thời là yếu tố khách quan hình thành các khoản thu NSNN và quyết định mức độ động viên các khoản thu của NSNN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thu ngân sách Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến tốc độ, chất lượng và tính bền vững trong phát triển của một quốc gia. Trong cơ cấu thu, nguồn thu nội địa phải luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Không thể nói đến sự phát triển bền vững nếu thu từ ngoài nước (vay nợ, nhận viện trợ từ nước ngoài) và các khoản thu có liên quan đến yếu tố bên ngoài (thuế nhập khẩu, tiền bán tài nguyên thiên nhiên ra bên ngoài …) chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu.
Trong cơ cấu thu ngân sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế luôn là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi nó được trích xuất chủ yếu từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra và thể hiện rõ nét quyền lực Nhà nước. Nền kinh tế quốc dân càng phát triển với tốc độ cao thì nguồn thu của Nhà nước từ thuế chiếm tỷ trọng càng lớn trong NSNN.
Hiện nay chúng ta có các nguồn sau để thu ngân sách nhà nước: - Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm: Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi); Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp.
- Tiền sử dụng đất; thu từ hoa lợi công sản và đất công ích. - Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này.
- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này. - Thu kết dư ngân sách theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này. - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Các khoản di sản nhà nước được hưởng; Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch thu; Thu hồi dự trữ nhà nước; Thu chênh lệch giá, phụ thu; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang; Các khoản thu khác.