Công tác kế toán và quyết toán NSNN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 58 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.3. Công tác kế toán và quyết toán NSNN

Trong thời gian gần đây, Bộ Tài chính đã ban hành sửa đổi chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, chế độ kế toán ngân sách, hệ thống mục lục NSNN, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán, nhưng công tác kế toán còn mang tính thống kê, tổng hợp thu - chi theo chứng từ kho bạc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc áp dụng chương trình quản lý ngân sách bằng công nghệ thông tin chưa được hoàn thiện, khó khăn cho việc khai thác cung cấp số liệu phục vụ cho công tác báo cáo, quyết toán NSNN giữa các cơ quan: Tài chính, Kho bạc và cơ quan Thuế. Nguyên nhân là các chỉ tiêu trong biểu mẫu yêu cầu báo cáo giữa các cơ quan Thuế, Tài chính, Kho bạc không đồng nhất dẫn đến khó thực hiện và khai thác thông tin.

Chưa khắc phục được sự khác biệt giữa số liệu quyết toán Ngân sách thực tế chi tại đơn vị của cơ quan Tài chính trong năm và số thực rút tại Kho bạc, dẫn đến việc phản ánh chưa chính xác bản báo cáo quyết toán chi NSNN. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán của các đơn vị dự toán nhìn chung còn chậm nhiều so với quy định, đặc biệt là đối với các đơn vị dự toán cấp I, đơn vị quản lý kinh phí theo ngành như y tế, giáo dục, các đơn vị dự toán chưa thực hiện được chế độ báo cáo kế toán tháng gửi về cơ quan tài chính.

Công tác kiểm tra kế toán chưa được thực hiện thường xuyên, tổ chức xét duyệt quyết toán và ra thông báo duyệt quyết toán còn chậm, do đó còn tình trạng tổng hợp vào quyết toán NSNN tại cấp xã, phường trên cơ sở số liệu báo cáo của Kho bạc, chưa quyết toán NSNN theo số thực quyết toán của các đơn vị dự toán, điều này ảnh hưởng đến độ chính xác của quyết toán NSNN.

Theo quy định hiện hành báo cáo quyết toán NSNN của các đơn vị dự toán các cấp và báo cáo quyết toán Ngân sách của các cấp chính quyền trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, phải được cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm toán. Đây là một việc khó thực hiện, vì hiện tại lực lượng kiểm toán nhà nước còn mỏng chưa kiểm toán với tất cả các đơn vị, các cấp Ngân sách cùng một lúc, do đó việc phê chuẩn quyết toán Ngân sách của HĐND các cấp vẫn phải trên cơ sở kiểm tra của HĐND và giải trình của UBND và cơ quan Tài chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.2.4. Công khai tài chính, ngân sách địa phương

Công khai tài chính là một biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, quá trình huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, từ đó phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, bảo đảm sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tuy nhiên, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 về việc ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân; Bộ Tài chính đã có Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính, nhưng việc thực hiện công khai tài chính ngân sách hàng năm mới chỉ mang tính hình thức, chưa phục vụ tiết thực cho công tác kiểm tra, giám sát.

3.2.3. Hoạt động thu NSNN

Trong những năm qua, thành phố Việt Trì có tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh, sản xuất kinh doanh trên địa bàn không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng dịch vụ du lịch, thương mại – công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kết quả đó đã tác động rất lớn đến thu NSNN trên địa bàn thành phố. Thu ngân sách thành phố Việt Trì đã đạt nhiều kết quả to lớn, nguồn thu ngày càng tăng lên, cơ cấu nguồn thu ngày càng ổn định vững chắc hơn. Thu ngân sách thành phố đã không những đáp ứng được những nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ máy quản lý Nhà nước, chi sự nghiệp kinh tế, văn xã, an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã mà còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dành phần thích đáng cho nhu cầu chi đầu tư phát triển, chỉnh trang đô thị làm thay đổi cơ bản bộ mặt của thành phố.

Bảng 3.2: Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn thành phố theo từng sắc thuế

ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 (%) So sánh 2011/2010 (%) 1 Thuế XD ngoại tỉnh 1.400,0 5.590,8 8.000,5 399,34 143,1 2 Thuế NQD 59.619,8 78.712,5 93.962,5 132,02 119,4 3 Thuế nhà, đất 7.347,2 6.266,5 7.305,0 85,29 116,6 4 Tiền thuê đất 16.420,1 17.883,9 20.414,3 108,91 114,1 5 Thuế TNCN (Đất) 4.648,7 7.153,1 8.270,0 153,87 115,6 6 Lệ phí trước bạ 30.493,8 42.634,3 55.527,2 139,81 130,2 7 Thu tiền SDĐ 70.630,2 132.373,5 183.152,0 187,42 138,4 8 Phí, lệ phí 6.686,1 6.945,0 9.874,7 103,87 142,2 9 Thu khác 27.280,0 25.813,8 30.211,6 94,63 117,0 Tổng 224.525,9 323.373,4 416.717,8 144,0 128,9

(Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu từ Chi cục Thuế TP Việt Trì, 2009; 2010; 2011)

3.2.4. Hoạt động chi NSNN

Chi ngân sách thành phố những năm qua đã tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực, chi cho bộ máy quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã, phường. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc phát triển du lịch và cải thiện đời sống người dân thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.3: Tổng hợp chi ngân sách thành phố Việt Trì giai đoạn 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/ 2009 (%) So sánh 2011/ 2010 (%) Tổng chi ngân sách địa phƣơng

(A + B) 465.700 720.200 850.100 154,65 118,04

A. Chi cân đối NSĐP 443.200 687.700 807.500 155,17 117,42

1. Chi đầu tư phát triển 187.200 320.200 385.000 171,05 120,24 2. Chi thường xuyên 256.000 367.500 422.500 143,55 114,97

Trong đó:

- Chi sự nghiệp kinh tế 115.150 172.036 185.512 149,40 107,83 - Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 61.110 80.450 93.316 131,65 115,99 - Chi sự nghiệp y tế 650 908 1.108 139,69 122,03 - Chi sự nghiệp Văn hóa thông tin,

Truyền thanh, Thể thao 3.415 6.533 7.579 191,30 116,01 - Chi đảm bảo xã hội 3.729 4.974 6.204 133,39 124,73 - Chi quản lý hành chính 19.409 28.505 42.233 146,86 148,16 - Chi An ninh quốc phòng 7.575 10.258 11.230 135,42 109,48 - Chi khác ngân sách 44.962 63.836 75.318 141,98 117,99

Trong đó bổ sung cân đối NS xã 39.929 60.673 72.400 151,95 119,33

3. Chi chuyển nguồn 465.700 B. Các khoản chi từ nguồn thu

đƣợc để lại cho đơn vị quản lý qua NSNN

22.500 32.500 42.600 144,44 131,08

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách thành phố 2009, 2010, 2011) 3.2.4.1.Về chi đầu tư phát triển

Để bảo đảm tính hiệu quả và phát huy tác dụng của nguồn vốn đầu tư, thành phố Việt Trì đã dần khắc phục được việc phân bổ và giao dự toán chi đầu tư XDCB dàn trải, manh mún. Về bố trí vốn đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành quy định:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Ưu tiên bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được giao để thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản của các công trình thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách theo chế độ quy định, không để phát sinh nợ tồn đọng mới và không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; bố trí trả đủ (cả gốc và lãi) các khoản huy động đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước đến hạn phải trả trong năm; trả các khoản vay tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề, hạ tầng thuỷ sản đến hạn phải trả trong năm.

+ Đảm bảo bố trí vốn cho các dự án, chương trình được ngân sách trung ương hỗ trợ một phần để thực hiện các mục tiêu dự án, chương trình: Chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở, Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên... sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ và các chương trình hỗ trợ khác mà vốn ngân sách trung ương chỉ mang tính hỗ trợ.

+ Đối với các dự án ODA do địa phương quản lý: Tập trung bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương cho các dự án theo cam kết.

+ Tập trung vốn bố trí cho các dự án, công trình có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm và đầu năm sau.

+ Sau khi bố trí cho các nhiệm vụ nêu trên mới bố trí cho các dự án khởi công mới có đủ điều kiện bố trí vốn theo chế độ quy định, theo hướng tập trung vốn, tránh dàn trải; trong đó ưu tiên cho các công trình, dự án đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

+ Đối với nguồn vốn đầu tư từ thu tiền sử dụng đất: Phần vốn thuộc ngân sách tỉnh ưu tiên hỗ trợ các dự án trọng điểm và lập quỹ phát triển đất theo Nghị định 69/NĐ-CP của Chính Phủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để bảo đảm tính hiệu quả và phát huy tác dụng của nguồn vốn đầu tư, thành phố Việt Trì đã dần khắc phục được việc phân bổ và giao dự toán chi đầu tư XDCB dàn trải, manh mún. Về bố trí vốn đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố đã quy định ưu tiên thanh toán nợ khối lượng xây dựng cơ bản của các công trình thuộc đối tượng đầu tư ngân sách, không để phát sinh nợ tồn đọng mới; chi trả nợ các khoản vay theo chế độ quy định; không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, tập trung vốn bố trí cho các dự án, công trình có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm và đầu năm sau. Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình cấp bách, trọng điểm của thành phố và phát huy hiệu quả nguồn vốn. Công tác thẩm định hồ sơ, thiết kế, dự toán được quan tâm chặt chẽ hơn.

Việc cấp phát vốn cho các dự án công trình (nhất là các dự án, công trình trọng điểm) đã đảm bảo kịp thời theo khối lượng tiến độ hoàn thành. Tình hình quyết toán dự án đầu tư hoàn thành được thực hiện đúng chế độ quy định; số lượng dự án hoàn thành được thẩm tra và phê duyệt ngày càng tăng; qua thẩm tra và phê duyệt quyết toán đã cắt giảm nhiều khoản chi phí đề nghị quyết toán không đúng chế độ, góp phần chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Trong tổ chức triển khai thực hiện, các ngành và các phường, xã đã đảm bảo hoàn thành công tác phân bổ kế hoạch vốn theo yêu cầu đề ra; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và tuân thủ quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.... Kết quả thực hiện qua các năm 2009, 2010, 2011 cho thấy sự chủ động của các ngành, các chủ đầu tư trong quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chú trọng đầu tư có trọng điểm, đồng thời thúc đẩy tiến độ thi công và giải ngân vốn các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương quản lý. Các ngành Tài chính, KBNN đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư, chủ dự án trong quá trình lập kế hoạch nhu cầu vốn, nghiệm thu thanh toán giá trị khối lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

XDCB hoàn thành, đồng thời cũng giúp cho công tác quản lý, kiểm soát, thanh toán của cơ quan tài chính, KBNN chặt chẽ, an toàn.

3.2.4.2.Về chi thường xuyên

Phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên của địa phương hàng năm cơ bản thực hiện theo các quy định của Luật NSNN. Dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp KHCN không thấp hơn dự toán chi Thủ tướng Chính phủ giao. Đối với các lĩnh vực khác như: quốc phòng, an ninh, y tế, văn hóa - thể thao, chi trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách căn cứ chỉ tiêu hướng dẫn của Bộ Tài chính , chế độ chính sách, khối lượng, nhiệm vụ của từng lĩnh vực, địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, dự toán đơn vị cấp trên phân bổ cho đơn vị dự toán cấp dưới phải khớp đúng với dự toán chi được UBND tỉnh giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi các khoản chi thường xuyên đã được KBNN kiểm soát chi chặt chẽ về thủ tục và nội dung hồ sơ thanh toán, bảo đảm đúng nội dung quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, chế độ, định mức đơn giá. Các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cơ bản được bảo đảm các quy định về duyệt giá hoặc đấu thầu, chỉ định thầu và hạn chế tối đa các khoản chi bằng tiền mặt, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách, đặc biệt là trách nhiệm của chủ tài khoản khi thực hiện chuẩn chi.

3.2.4.3.Công tác kiểm soát chi qua Kho Bạc Nhà nước

Các khoản không nằm trong dự toán, chi sai về thủ tục, thiếu hoá đơn, chứng từ và sai về nội dung chi đã được loại ra khỏi hồ sơ thanh toán, thực hiện giảm chi NSNN với số tiền 186 triệu đồng (năm 2010), chủ yếu là chi vượt dự toán, sai chế độ, định mức tiêu chuẩn, thông qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và vốn chương trình mục tiêu KBNN Phú Thọ đã loại trừ nhiều khoản chi vượt định mức, vượt dự toán, thanh toán trùng lắp, sai số học và sai khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với số chi NSNN của thành phố Việt Trì thì số chi năm sau cơ bản đều cao hơn số chi của năm trước, số tăng chi chủ yếu tập trung chi cho đầu tư XDCB và các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế… Quá trình thực hiện chi NSNN đã đảm bảo đúng quy trình, đúng chính sách chế độ của Nhà nước ban hành, bước đầu thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo kinh phí thực hiện các chức năng - nhiệm vụ của tỉnh, các cấp, các ngành của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

3.3. Đánh giá về thực trạng công tác quản lý NSNN tại TP Việt Trì

3.3.1. Những thành công

Cơ cấu nguồn thu đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng thu từ khu vực ngoài quốc doanh, khu vực doanh nghiệp Nhà nước địa phương ngày càng tăng. Tổng thu NSNN giai đoạn 2009 -2011 (trừ xổ số và phí cầu) tăng gấp 2 lần giai đoạn 2005 - 2008, trong đó: khu vực Doanh nghiệp Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 58 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)