Quyết toán NSNN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1.3.Quyết toán NSNN

Quyết toán ngân sách là bảng tổng hợp toàn bộ số thực thu và thực chi trong năm ngân sách vào cuối năm ngân sách. Các tổ chức thực hiện việc thu chi NSNN phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán Nhà nước. Mục đích của quyết toán NSNN là tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình hoạt động thu, chi ngân sách trong năm ngân sách đã qua của đơn vị mình cho các cơ quan quản lý cấp trên. Yêu cầu đối với báo cáo quyết toán NSNN:

- Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung báo các quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao (hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo Mục lục ngân sách.

- Số liệu trên sổ sách của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước về tổng thể và chi tiết.

- Mẫu biểu báo cáo quyết toán phải theo quy định của Bộ Tài chính, đơn vị dự toán phải gửi kèm báo cáo giải trình chi tiết để cơ quan chủ quản cấp trên (hoặc cơ quan tài chính cùng cấp) xem xét trước khi ra thông báo duyệt (hoặc thẩm định) quyết toán năm cho đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lập quyết toán ngân sách thường được thực hiện theo phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên trên, đảm bảo công tác lập quyết toán ngân sách được thực hiện đầy đủ, chính xác, khách quan, trung thực. Trình tự lập, xét duyệt báo cáo quyết toán ngân sách phải tuân theo đúng quy trình đã được quy định trong Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 29 - 30)