Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 79 - 128)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3.4. Kết quả kinh doanh

Thu nhập và chi phí là hai chỉ tiêu chính, tổng hợp để đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm.Thu nhập của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ bao gồm các khoản thu về hoạt động tín dụng, thu về thanh toán, thu từ các hoạt động khác. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ đạo, quyết định kết quả kinh doanh của đơn vị. Kết quả tài chính của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.8. Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: tỷ đồng Thu nhập, chi phí Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng, giảm so 2009 Tăng, giảm so 2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ

trọng% Số tiền

Tỷ trọng%

Tổng thu 680 1.034 1418 738 108 384 37 Tr đó: thu lãi cho vay 556 830 1240 684 123 410 49

Tổng chi 599 936 1145 546 91 209 22

Tr đó: Chi trả lãi tiền

gửi, tiền vay 242 359 394 152 63 35 10

Chênh lệch 81 98 273 192 237 175 178

Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ năm 2009,2010,2011

3.2. Một số kết quả đạt đƣợc của NHNo tỉnh Phú Thọ trong những năm qua.

Là ngân hàng thương mại quốc doanh được ra đời rất sớm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ,với nhiều điều kiện thuận lợi NHNo tỉnh Phú Thọ đang ngày một phát triển về mọi mặt. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:

Cơ sở vật chất không ngừng được cải thiện: Trụ sở làm việc được xây dựng lâu năm đã cũ tại số nhà 1674 đường Hùng Vương – Thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ đến nay Chi nhánh đã xây dựng được trụ sở 7 tầng khang trang tại số nhà 06

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đường Trần Phú – thành Phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. Trụ sở mới ngoài trang thiết bị đầy đủ còn có sân tennis cho cán bộ công nhân viên tập luyện thể thao.

Cơ cấu tổ chức với các phòng ban chức năng được sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá, tách biệt một số khâu, một số mảng đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, nhằm mục đích tăng hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

Các sản phẩm dịch vụ mà NHNo tỉnh Phú Thọ cung cấp ngày càng đa dạng, phát triển nhiều dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cao.

Kết quả kinh doanh của NHNo tỉnh Phú Thọ tăng trưởng cao và cao tương đối so với toàn hệ thống. Điều này phù hợp với vai trò là đơn vị tiêu biểu trong toàn bộ hệ thống NHNo Việt nam.

3.3. Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại NHNo tỉnh Phú Thọ

Qua 27 năm hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhờ những cố gắng nỗ lực của bản thân và sự ủng hộ từ phía khách hàng và của cả hệ thống, hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động tín dụng của Chi nhánh nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương. Chi nhánh đã và đang khai thác tiềm năng của mình, mở rộng các mối quan hệ khách hàng, nâng cao khả năng tham gia vào các chương trình dự án lớn hơn, kỳ hạn dài hơn. Đến thời điểm 31/12/2011 chi nhánh có 3.259 khách hàng vay với dư nợ đạt 579.700 triệu đồng. Bên cạnh việc cho vay phát triển xây dựng, sửa chữa nhà ở, chi nhánh cũng đẩy mạnh hình thức cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển sản xuất. Doanh số vốn cho vay, thu nợ năm sau đều tăng so với năm trước, tập trung vào cho vay khách hàng là hộ cá thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Đây cũng là kết quả hoạt động của chi nhánh trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn mở rộng sản xuất đầu tư mới. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động nợ xấu của chi nhánh có xu hướng tăng lên, quy mô tín dụng chững lại… Vì vậy để có thể đánh giá một cách cụ thể hơn thực trạng tín dụng của NHNO CN Phú Thọ, một số nội dung cần phải xem xét đó là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.1. Thực trạng chất lượng tín dụng qua phân tích tổng dư nợ.

Bảng 3.9. Dƣ nợ 14 chi nhánh Ngân hàng Thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Đơn vị: Triệu đồng STT TÊN NGÂN HÀNG Dƣ nợ 2009 2010 2011 Dƣ nợ Tăng/giảm % so 2009 Dƣ nợ Tăng/giảm % so 2010 1 2 3 4 5 6 7 1 Vietinbank CN Phú Thọ 1.370.432 1.387.610 1,3% 1.686.083 21,51% 2 Vietinbank CN Đền Hùng 1.000.563 1.431.863 43,1% 1.634.365 14,14% 3 Vietinbank CN Hùng Vương 507.563 601.941 18,6% 792.492 31,66% 4 Vietinbank CT TX Phú Thọ 557.851 647.947 16,2% 628.347 -3,02% 5 NHNo CN Phú Thọ 4.323.621 5.125.127 18,5% 5.689.657 11,01% 6 BIDV CN Phú Thọ 1.125.244 1.426.170 26,7% 1.686.179 18,23% 7 MHB chi nhánh Phú Thọ Thọ 557.742 601.967 7,9% 579.700 -3,70% 8 MB CN Việt Trì 1.088.215 1.145.228 5,2% 895.397 -21,82% 9 VIB CN Việt Trì 395.364 399.996 1,2% 399.641 -8,85% 10 Maritime bank CN Phú Thọ 131.853 148.772 12,8% 244.405 64,28% 11 Teckcombank CN Việt trì 36.299 50.562 39,3% 111.410 121,18% 12 VPBank CN Phú Thọ 82.544 113.807 37,9% 93.149 -18,15% 13 Vietcombank CN Phú Thọ 61.774 101.606 64,5% 440.658 35,36% 14 Sacombank CN Phú Thọ Chưa thành lập Chưa thành lập 19.052 Tổng cộng 11.239.065 13.182.596 17,3% 14.556.681 10,42%

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán các năm từ 2009, 2010 và 2011)

Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 tổng dư nợ của 14 Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm sau đều tăng cao hơn so với năm trước, năm 2010 tăng 17,3% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 10,42% so với năm 2010. So sánh về tổng dư nợ của NHNo tỉnh Phú Thọ với 13 Chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn lại có thể thấy rằng: Năm 2009 quy mô dư nợ của NHNo tỉnh Phú Thọ cao nhất, chiếm 38,5% thị phần dư nợ toàn địa bàn; năm 2010 tiếp tục đứng thứ nhất và thị phần tăng lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiếm 38,9% thị phần dư nợ toàn địa bàn và tốc độ tăng 18,5% lớn hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ toàn địa bàn; đến năm 2011 thì tình hình của NHNo tăng mạnh hơn, quy mô dư nợ vẫn đứng thứ nhất và tăng 11,01% dư nợ so với 2010 và thị phần dư nợ chiếm 39% thị phần dư nợ toàn địa bàn. Với cùng một môi trường cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, việc thứ tự quy mô dư nợ, thị phần dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ có xu hướng tăng như trên chứng tỏ chất lượng tín dụng của NHNo tỉnh Phú Thọ có xu hướng tốt hơn so với các NHTM khác, khả năng thu hút, tìm kiếm thêm khách hàng mới gặp nhiều thuận lợi.

3.3.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng qua phân tích nợ xấu.

Bảng 3.10. Nợ xấu của 14 chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Đơn vị: Triệu đồng STT TÊN NGÂN HÀNG 2009 2010 2011 Nợ xấu Tăng/giảm % so 2009 Nợ xấu Tăng/giảm % so 2010 1 2 3 4 5 6 7 1 Vietinbank CN Phú Thọ 13.975 4.930 -64,7% 9 -99,82% 2 Vietinbank CN Đền Hùng 5.118 3.686 -28% 4.562 23,8% 3 Vietinbank CN Hùng Vương 23.943 8.889 -62,9% 10.811 21,61% 4 Vietinbank CT TX Phú Thọ 4.323 1.529 -64,6% 73.110 4.781% 5 NHNo CN Phú Thọ 102.570 66.965 -34,7% 51.908 -22,48% 6 Bidv CN Phú Thọ 11.628 12.287 5,7% 16.575 94,69% 7 NHNO chi nhánh Phú Thọ 9.324 6.104 -34,5% 11.885 90,9% 8 MB CN Việt Trì 5.519 31.283 466,8% 33.937 8,48% 9 VIB CN Việt Trì 0 0 0% 0 10 Martime bank CN Phú Thọ 0 563 609 1,08% 11 Teckcombank CN Việt trì 936 86 -90,8% 25 -70,57% 12 VPBank CN Phú Thọ 11.484 9.692 -15,6% 4.196 -56,71% 13 Vietcombank CN Phú Thọ 0 0 4.381 14 Sacombank CN Phú Thọ Chưa thành lập Chưa thành lập 0 Cộng 188.820 146.014 -22,7% 212.008 45%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm 2011 vừa qua tình hình kinh tế trong nước lạm phát xu hướng tăng cao, sự bất ổn của thị trường bất động sản cũng như thị trường chứng khoán, sự tăng trưởng nóng của tín dụng.. đã làm cho chất lượng tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng xấu đi. Hơn nữa về phía khách hàng, tình hình kinh tế khó khăn bất ổn, chi phí tăng cao, nguồn vốn thiếu hụt nhưng không được tài trợ hoặc tài trợ hạn chế, việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả, khả năng chi trả giảm, do vậy nợ vay có thể trở thành nợ khó đòi và thu hồi khó khăn hơn đối với các ngân hàng.

Biểu đồ 3.6.Tổng nợ xấu 14 Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

(Tỷ lệ nợ xấu được đánh giá bằng: nợ nhóm 3 + nhóm 4 + nhóm 5/ Tổng dư nợ cho vay cùng thời điểm ).

Qua số liệu thu thập được cho thấy thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên đại bàn tỉnh Phú Thọ đến thời điểm 31/12/2011 có dấu hiệu tăng nhanh, năm 2009 nợ xấu là 188.820 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ là 1,68%. Năm 2010 nợ xấu giảm 22,7% còn 146.014 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1,11%. Tại thời điểm 31/12/2011 nợ xấu là 212.008 triệu đồng, tăng 45 % so với năm 2010, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 1,45%.Đến thời điểm 31/12/2011 NHNo tỉnh Phú Thọ là Chi nhánh có tốc độ giảm nợ xấu đứng thứ 4 trên địa bàn; đứng đầu là Ngân hàng TMCP Công Thương - Thị xã Phú Thọ nợ xấu năm 2011 tăng 4.781%

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng Nợ xấu các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

so với năm 2010, thứ 2 là MHB CN Phú Thọ nợ xấu năm 2011 tăng 90,9% so với năm 2010. Chi tiết còn được thể hiện qua chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ thể hiện ở bảng 3.11 dưới đây:

Chỉ số: Nợ quá hạn/Tổng dư nợ. Chỉ số này đo lường chất lượng tín dụng của các NHTM. Ngân hàng nào có được chỉ số này thấp thì chứng minh được chất lượng tín dụng tốt. Chỉ số nợ quá hạn năm 2009 tỷ lệ 2,35%, năm 2010 tỷ lệ 3,23%, năm 2011 tỷ lệ 0,89% đã giảm khá nhiều so với các năm trước, điều này thể hiện chất lượng tín dụng khả quan của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ.

Chỉ số: Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ và Dư nợ trung, dài hạn/ Tổng dư nợ.

Chỉ số này xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp tổng dư nợ được phân theo thời hạn cho vay. Năm 2009, 2010 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 51%, dư nợ trung dài hạn chiếm 49%, thì đến năm 2011 đã có sự chuyển dịch tương ứng là 53% và 47%. Sự chuyển dịch tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương là tốt. Biểu số liệu sau sẽ phản ánh điều này :

Bảng 3.11. Tỷ trọng dƣ nợ & tỷ lệ nợ quá hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực Hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 4.324 100 5.125 100 5.690 100 + Dư nợ ngắn hạn 2.205 51.0% 2.624 51.0% 3.057 53.0% Tđó: Nợ xấu 52 1.2% 33 0.64% 21 0.37% + Dư nợ trung hạn 1.846 43.0% 2.195 43.0% 2.344 41.0% + Dư nợ dài hạn 273 6.0% 306 6.0% 289 6.0% T đó: Nợ xấu 50 1.15% 133 2.59% 29.6 0.52%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 3.7. Tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ

(Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ năm 2009, 2010, 2011)

Tuy nhiên, chất lượng tín dụng vẫn phải được quan tâm hơn, tiếp tục phân tích, đánh giá thực chất để có biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Nhìn vào Biểu đồ trên và chi tiết các nhóm nợ ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của NHNo tỉnh Phú Thọ thay đổi qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ giảm so với năm 2009 do lãi suất cho vay thời điểm này ở mức vừa phải trung bình vào khoản từ 14% đến 16%/năm, đồng thời tác dụng của gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ năm 2009 phát huy tác dụng, điều này làm cho hầu hết các khách hàng đều sản xuất, kinh doanh ổn định, có khả năng trả lãi và gốc đầy đủ cho Ngân hàng. Năm 2011 dưới tác động, ảnh hưởng của kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay tăng cao trung bình từ 19%/năm đến 21%/năm, làm cho nhiều khách hàng của Ngân hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh ... từ đó ảnh hưởng đến việc trả lãi và gốc vốn vay, làm nợ xấu tăng nhanh trong khi Ngân hàng gặp khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ. Ngoài nguyên nhân khách quan trên việc nợ xấu tăng nhanh còn do:

+ Chính sách kinh doanh không hợp lý: Chính sách tín dụng cho vay dựa trên tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế thấp là căn cứ để xét duyệt mức cho vay, không coi trọng tính khả thi, hiệu quả của phương án. Dẫn đến khi phương án không hiệu quả, thua lỗ, phát sinh nợ xấu, phải xử lý tài sản nhưng việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn do việc bán tài sản đảm bảo phải qua nhiều thủ tục.

2.35 3.23 0.89 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay ngân hàng.

+ Không thực hiện nghiêm túc quy định kiểm tra trước trong và sau khi cho vay dẫn đến một số khách hàng sử dụng không đúng mục đích xin vay, đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Tóm lại, từ những phân tích ở trên có thể cho chúng ta thấy chất lượng tín dụng của NHNo tỉnh Phú Thọ có xu hướng ngày càng xấu đi so với các Chi nhánh Ngân hàng còn lại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

3.3.3. Thực trạng chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay động cho vay

Bảng 3.12. Thu nhập từ hoạt động cho vay

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.Tổng thu nhập. 680 1034 1418

2. Thu nhập từ cho vay 556 830 1240

Tỷ trọng thu nhập từ cho vay trên tổng

thu nhập (%). 82% 80% 87% 75% 80% 85% 90% tỷ trọng thu nhập từ

cho vay trên tổng thu nhập tỷ trọng thu nhập từ cho vay trên tổng thu nhập 82% 80% 87% 2009 2010 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là thu nhập chính của các ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay, với NHNo tỉnh Phú Thọ cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Năm 2009 thực hiện chính sách Hỗ trợ lãi suất của Nhà nước theo các Quyết định 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg, 497/QĐ-TTg, một trong các điều kiện để được hỗ trợ lãi suất là khách hàng phải trả đầy đủ lãi khi đến kỳ thu lãi, chính vì vậy hầu hết các khách hàng đều thực hiện trả lãi đầy đủ đúng theo cam kết, điều này làm cho tỷ trọng thu nhập từ cho vay trên tổng thu nhập đạt mức 82%. Năm 2010 tỷ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (Trang 79 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)